PHƯƠNG PHÁP GIẢM THIỂU TƯ DUY THỤ ĐỘNG Ở TRẺ 4 – 15 tuổi

PHƯƠNG PHÁP GIẢM THIỂU TƯ DUY THỤ ĐỘNG Ở TRẺ 4 – 15 tuổi

Giáo trình Nhật Bản

Đăng ký để được tư vấn & cho bé trải nghiệm thử miễn phí

[wpcc-iframe class=”embedded-iframe” frameborder=”0″ height=”500″ id=”regbox” scrolling=”no” src=”http://izumi.edu.vn/registerform/embedded” width=”100%”]

Tư duy thụ động là gì mà có thể khiến con trẻ trì trệ trong mọi mặt của cuộc sống và ảnh hưởng đến tương lai sau này?

Một trong những biểu hiện dễ thấy nhất của tư duy thụ động chính là “bệnh” lười học.  Trẻ con lười học có rất nhiều nguyên do, nhưng chủ yếu là do bé chán nản và không tìm được niềm yêu thích cho hoạt động này. Con ham chơi chỉ vì trong trò chơi có những điều hấp dẫn, đáp ứng lại nhu cầu hoạt động, hiểu biết của nó, gợi được niềm vui cho bé.

leadads 20con20tre20thu20dong20 201

“Những tưởng do con đang quen với tác phong hồi mẫu giáo nên chị Nga cũng không uốn nắn gì nhiều. Chỉ đến khi lên lớp 4, nhà trường bắt đầu áp dụng hình thức sổ liên lạc điện tử chị mới nắm được việc học ở trường của con. Một tuần 5 buổi đến trường thì 2 buổi cô nhắn tin con nói chuyện riêng và không làm bài tập.

Theo chị Nga, con bé càng lớn càng khó bảo, nghĩ ra đủ cách để đối phó: “Nếu mẹ hỏi học bài chưa thì bao giờ cũng nhận được câu trả lời là “con làm rồi” hoặc “không có bài” thế nhưng kiểm tra cặp sách thì thể nào cũng còn. Truy con thì cháu lại bao biện “bài này con quên”. Điên lắm, mà không biết làm cách nào”.

Câu chuyện của chị Nga chỉ là một trong vô số những câu chuyện mà chúng tôi gặp được khi tiếp xúc với phụ huynh. Cha mẹ luôn phải khổ sở khi tìm kiếm cho con những phương pháp cải thiện cơn lười biếng ở trẻ hiệu quả nhất. Nhiều bậc phụ huynh nóng lòng đã thúc quản con bằng cách kiểm tra việc học của bé với cường độ liên tục, theo dõi từng cử chỉ hành động khi bé học. Ba mẹ thường hay “bốc hỏa” vô cớ và đôi khi không kiểm soát được cơn giận sẽ la mắng bé, khiến trẻ càng ghét việc “phải học”.

Sự thụ động của bé thể hiện ở chỗ: bé bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khách quan, thay vì chủ động thay đổi tình hình và làm chủ cuộc sống của mình.

Vậy làm cách nào để khiến con chủ động học tập, và nói rộng hơn là chủ động trong mọi mặt của cuộc sống của chính con?

Ba mẹ hãy vào cuộc đúng cách!

IZUMI áp dụng phương pháp dạy và học của Nhật Bản và tinh gọn lại thành những bước giúp đẩy lùi “tư duy thụ động” của con trẻ. Phương pháp này bao gồm các quy tắc:

  • Chia nhỏ mục tiêu công việc cho con
    Với 1 lượng bài tập khổng lồ (đặc biệt là khi con càng lớn) trẻ sẽ thấy lo sợ khi không thể giải quyết hết một lượt. Thử chia nhỏ thời gian làm bài tập đan xem vào là thời gian nghỉ ngơi, vui chơi cách nhau tầm 30 phút hoặc 1 tiếng để trẻ nhỏ cảm thấy thoải mái tinh thân và không bị áp lực bởi các mục tiêu ba mẹ đề ra để thực hiện.

  • Khích lệ con tạo hưng phấn trong mọi hoạt động
    Sau khi con hoàn thành mục tiêu, khen con là việc không thể bỏ lỡ để tạo cho bé động lực thực hiện tiếp tục các vấn đề khác. Ba mẹ cũng có thể đặt ra những tình huống vui nhộn để hướng dẫn con, tạo cho con cảm giác được phiêu lưu, được khám phá khi học tập.

  • Vận dụng phương pháp cầu não song hành
    Tại IZUMI phương pháp Cầu Não Song Hành nhằm giúp bé phát triển tư duy cả 2 bán cầu não giúp cần bằng tư duy logic lẫn tư duy trừu tượng. Con học tốt hơn, tăng cường khả năng tập trung và ghi nhớ sâu với phương pháp này.

  • Không học một cách máy móc, robot mà rèn luyện bằng trí nhớ hình ảnh sống động
    Trẻ nhỏ hứng thú với hình ảnh và màu sắc. Thay vì ba mẹ bắt buộc con phải đọc hết trang sách với chi chít là chữ, hay làm bài toán chỉ bằng những con số, hãy thử tìm một bức tranh đơn giản để con bạn kể ra một câu chuyện mới, tưởng tượng và kết nối với các con số quen thuộc. Bé sẽ hào hứng và chịu khó để học cùng ba mẹ hơn. Ba mẹ và bé cũng sẽ hiểu nhau nhiều hơn.

Phương pháp trên nhằm giúp phụ huynh tham khảo lựa chọn và có những hướng dạy con phù hợp với tính cách, khả năng và trình độ của trẻ.

Lớp học Magic Cube – Tư Duy Đa Chiều ra đời dựa trên nhu cầu của quý phụ huynh nhằm khắc phục cho con “căn bệnh” tư duy thụ động và thiếu tập trung. Qua phương pháp giảng dạy độc đáo được đầu tư thiết kế từ các chuyên gia Nhật Bản, bé sẽ lĩnh hội được nhiều kỹ năng và bài học giúp ghi nhớ sâu, cải thiện tập trung, siêng năng và tính toán giỏi.

Bé học gì?

  • Hạt Tính Nhảy Múa với phương pháp toán Soroban và kỹ năng “bàn tay ma thuật” con nhanh nhạy hơn với cách điều khiển di chuyển các hạt tính. Ngoài ra, sự di chuyển đầy vui nhộn với âm thanh “lách tách” từ bàn tính sẽ khiến trẻ có hứng thú và xa rời khỏi “ông kẹ lười” ngay.

  • Trí Lực Tập Trung & Song Hành Não Bộ: Khai phá tư duy đa chiều trong con với sự kết hợp giữa toán và tư duy trừu tượng. Bé nhanh nhạy và tính toán chuẩn xác hơn. Việc tập trung sử dụng bàn tính cũng giúp con cải thiện được tình trạng lo ra.

Khi con trẻ có một tâm lý thoải mái thì việc học sẽ trở nên dễ dàng và không còn gượng ép. Tốt hơn nữa là con biết tự giác làm bài tập và tìm tòi những điều mới mẻ xung quanh. Ba mẹ nên thường xuyên theo dõi con cái và kết hợp với thầy cô để đưa ra được những lựa chọn cách giáo dục con đúng đắn.

Đăng ký cho bé trải nghiệm lớp Magic Cube ngay: 

Mời ba mẹ tham khảo thêm nhiều khóa học giúp cải thiện giao tiếp, tính sáng tạo và khai phá trí – lực của IZUMI:

� Cơ sở IZUMI PHÚ NHUẬN: 137 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM.

 Hotline PN: 0915260964 / (028) 3997 2666

� Cơ sở IZUMI GÒ VẤP: 366 A22 Phan Văn Trị, P.5, Q. Gò Vấp (Gần E-mart).

 Hotline GV: 0914 330 964 / (028) 2253 7111.

� Cơ sở IZUMI QUẬN 2: 1H Trần Não, P.An Phú, Q.2 (Gần Rita Võ).

 Hotline Q2: 0888 111 098 / (028) 2253 3838.

FEATURED TOPIC