Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ (QTMT) là hình thức mới được thay thế cho báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo Thông tư 43. Đây là công cụ đánh giá chất lượng môi trường ngắn hạn tại cơ sở và báo cáo định kỳ cho cơ quan có thẩm quyền nhằm mục đích quản lý môi trường tốt hơn.
- Mẫu bản kiểm điểm đảng viên dự bị mới nhất (Cập nhật 2024)
- Mẫu phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2023 để chuẩn bị đón chờ kỳ thi quan trọng
- Mẫu Phiếu xuất kho Song ngữ – Stock Output Voucher
- Bật liên tục qua 5 vòng – Phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi
- 15+ Mẫu lời cam đoan trong luận văn để viết đạt điểm cao
1. Vì sao cần thực hiện báo cáo quan trắc môi trường định kỳ?
Mục đích của báo cáo này là theo dõi quan trắc số liệu của các doanh nghiệp, đánh giá tác động ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm phát sinh, từ đó xây dựng các biện pháp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp.
Nguồn gây ô nhiễm môi trường có thể là nước thải, khí thải, các chất thải rắn nguy hại sẽ được lấy mẫu phân tích tra cứu mức độ ô nhiễm định kỳ theo quy định của Nhà nước.
2. Đối tượng thực hiện
Tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam có phát sinh nguồn ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường như khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, các khu TTTM… cần có giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, ĐTM.
Các dự án hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải tiến hành lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ.
3. Nội dung của mẫu báo cáo QTMT định kỳ
- Biểu mẫu A1 (Thông tư 43/2015/TT-BTNMT): Biểu mẫu báo cáo kết quả quan trắc theo đợt.
- Biểu mẫu A2 (Thông tư 43/2015/TT-BTNMT): Biểu mẫu báo cáo kết quả quan trắc môi trường tổng hợp năm.
3.1. Cơ nào tiếp nhận?
- Sở TNMT, phòng Quản lý môi trường
- Phòng TNMT các Quận/huyện
- Ban quản lý các KCN tỉnh
3.2. Thời gian nộp báo cáo là khi nào?
- Nộp báo cáo quý hay còn gọi là báo cáo đợt: trước ngày 30/4, 30/7, 30/10 và 30/1 năm sau.
- Nộp báo cáo 6 tháng vào trước ngày 30/7 và 30/1 năm sau.
- Nộp báo cáo tổng hợp năm (báo cáo năm): trước ngày 15/3 năm sau.
Lưu ý: Chủ đầu tư dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp cần cập nhật quy định thời gian nộp báo cáo của từng địa phương để nộp đúng thời hạn.
4. Quy trình thực hiện
- Khảo sát, đánh giá tình trạng môi trường xung quanh, thu thập số liệu về cơ sở sản xuất, điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai, điều kinh tế – xã hội.
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm như nước thải, khí thải, chất thải rắn, hoặc các chất thải phát sinh.
- Lấy mẫu phân tích nước thải, không khí xung quanh, đo đạc, đánh giá tác động của quá trình hoạt động lên môi trường.
- Cam kết khắc phục các nội dung chưa đạt, đưa ra biện pháp và thời gian tiến hành khắc phục; cam kết vận hành và thực hiện thường xuyên các biện pháp xử lý, giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm; cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Trình nộp báo cáo lên cơ quan chức năng để xem xét và giải quyết về báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
5. Dịch vụ lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ uy tín, chất lượng
Với 10 năm hoạt động trong ngành môi trường, công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất đã đồng hành cùng rất nhiều doanh nghiệp trong việc thực hiện các hồ sơ môi trường như xin giấy phép môi trường, báo cáo công tác bảo vệ môi trường, lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ.
Với đội ngũ các chuyên gia được đào tạo bài bản, chuyên sâu về luật, thường xuyên cập nhật luật mới, Hợp Nhất cam kết mang đến dịch vụ trọn gói, uy tín, không phát sinh chi phí, hỗ trợ doanh nghiệp tận tình trong suốt quá trình thực hiện nhằm đảm bảo hồ sơ đúng hẹn cho doanh nghiệp.
Mọi thắc mắc của quý doanh nghiệp về báo cáo quan trắc môi trường định kỳ sẽ được giải đáp nhanh chóng qua Hotline: 0938.857.768.
Nguồn: https://izumi.edu.vn/
Danh mục: Biểu mẫu