Cách viết mở bài nghị luận văn học hay và gây ấn tượng cho từng dạng đề

Hãy cùng tìm hiểu cách mở bài nghị luận văn học một cách hay và gây ấn tượng cho từng dạng đề bài nhé!

1. Vai trò của mở bài, thế nào là mở bài nghị luận văn học hay?

1.1 Vai trò của mở bài.

  • Mở bài là phần đầu tiên của một bài văn, nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của người đọc, giới thiệu vấn đề cần nghị luận và định hướng cho toàn bộ bài viết.
  • Mở bài không chỉ đảm bảo cho bài văn có một cấu trúc hoàn chỉnh mà nó còn có nhiều ý nghĩa khác. Một mở bài hay sẽ giúp bạn có thêm cảm hứng cho bài viết, giúp bài viết của mình được trôi chảy hơn.
  • Mở bài không chỉ giúp bài văn trôi chảy mà còn tạo ấn tượng tốt đẹp đối với người chấm. Một mở bài hay cần có đầy đủ các yếu tố như ngắn gọn, đầy đủ và độc đáo.

1.2 Thế nào là mở bài nghị luận văn học hay?

Để viết mở bài hay cho một bài viết không hề dễ dàng, bởi hay ở đây không chỉ là nội dung thể hiện đúng, đủ ý mà nó còn được thể hiện qua việc sử dụng ngôn từ viết hay. Có hai nguyên tắc để viết được mở bài hay: nêu đúng vấn đề được đặt ra trong đề bài hay nêu những ý khái quát về vấn đề hay chính là tóm tắt nội dung thể hiện trong bài viết một cách súc tích nhưng cách diễn đạt vẫn thể hiện rõ ý.

Một mở bài hay cần có đầy đủ các yếu tố sau:

  • Ngắn gọn: sự ngắn gọn ở đây được hiểu là ngắn về số lượng câu và nội dung thể hiện.
  • Đầy đủ: Nêu đầy đủ được vấn đề nghị luận, câu nói dẫn dắt, ngắn nhưng phải đầy đủ ý quan trọng.
  • Độc đáo: Gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đề cần viết bằng những liên tưởng mới lạ, sự tưởng tượng phong phú trong các bài văn miêu tả, kể sẽ tạo sự thu hút bất ngờ cho người đọc.
  • Tự nhiên: Chú ý sử dụng ngôn từ giản dị, mộc mạc trong cách viết bài, đặc biệt thể hiện ở phần mở bài là điều cần thiết để có một mở bài hay.

2. Cách viết mở bài nghị luận văn học chung

2.1 Mở bài trực tiếp

Mở bài trực tiếp chính là đi ngay vào đề tài của bài văn nghị luận. Cách mở bài trực tiếp có ưu điểm ngắn gọn, dễ tiếp nhận và có thể đạt được điểm tối đa trong các kì thi nhưng nó lại ít tạo được điểm nhấn và cho người đọc hứng thú tới nội dung tiếp theo.

Mở bài trực tiếp trong bài văn nghị luận hoặc phân tích tác phẩm cần phải giới thiệu được tên tác giả, phong cách thơ tác giả, tên, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, đồng thời trích dẫn lời văn, khổ thơ, hoặc giới thiệu vấn đề nghị luận, nhân vật phân tích.

Mở bài trực tiếp phải trình bày cho đầy đủ ý, không được nói thiếu ý quan trọng nhưng cũng không nên nói hết nội dung. Mở bài trực tiếp dễ làm một cách nhanh gọn, tự nhiên, dễ tiếp nhận, tuy nhiên thường sẽ hơi khô khan, cứng nhắc, thiếu hấp dẫn cho bài viết.

2.2 Mở bài gián tiếp

Người viết phải dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý có liên quan đến luận đề để gây sự chú ý cho người đọc sau đó mới bắt sang luận đề. Người viết xuất phát từ một ý kiến, một câu chuyện, một đoạn thơ, đoạn văn, một phát ngôn của nhân vật nổi tiếng nào đó, dẫn dắt người đọc đến vấn đề sẽ bàn luận trong bài viết.

Mở bài theo cách gián tiếp sẽ tạo được sự uyển chuyển, linh hoạt cho bài viết, hấp dẫn người đọc.

Có 5 cách để viết được mở bài gián tiếp:

  1. So sánh
  2. Đi từ đề tài
  3. Đi từ giai đoạn
  4. Đi từ thể loại
  5. Trích dẫn một câu nói, một câu thơ hoặc từ một triết lý cuộc sống.

3. Cách mở bài nghị luận văn học theo từng dạng đề

3.1 Mở bài nghị luận văn học phân tích nhân vật

Cách 1:
“Đối tượng của văn học vốn mang thân phận là con người, nên chỉ có kẻ nào đọc và hiểu nó sẽ hóa thành không phải là một chuyên gia nghiên cứu văn học mà là một kẻ hiểu biết con người một cách sâu sắc”. Quả thực, con người luôn là điểm bắt đầu và cũng là nơi đi đến của văn học. Với mỗi thế giới khác nhau của mỗi tác phẩm, độc giả lại có một thể nghiệm riêng về con người. Và trong tác phẩm…….., nhà văn/nhà thơ đã dùng ngòi bút của mình mình cách tài hoa, tinh tế để mang đến những trang văn neo đậu mãi trong tâm hồn chúng ta về nhân vật…….

Cách 2:
Đại thi hào người Nga Puskin từng viết: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Và nhà văn/nhà thơ… đã để tiếng lòng của mình được cất lên, để linh hồn của tác phẩm bay lên qua hình tượng nhân vật……..

Cách 3:
Nhà phê bình văn học G.Jung đã từng viết “Từ sự không thỏa mãn với đương thời, nỗi buồn sáng tạo dẫn đưa nghệ sĩ đi vào bề sâu cho tới khi nó tìm thấy trong vô thức mình cái nguyên tượng có khả năng bù đắp lại cao nhất sự tổn thất và què quặt của tinh thần hiện đại.” Và trong tác phẩm…, nhà văn/nhà thơ … đã để nguyên tượng ấy hiện lên một cách sống động qua nhân vật…….

Bài Viết Nổi Bật

Học Viện Phong Thủy Việt Nam

Đối tác cần mua lại website, xin vui lòng liên hệ hotline

Liên hệ quảng cáo: 0988 718 484 - Email: [email protected]

Địa chỉ: Số 20, TT6, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội

Web liên kết: Phật Phong Thủy