Làm thế nào để trẻ có được cảm giác thèm ăn bình thường?

Trong vấn đề ăn uống của trẻ bố mẹ không nên ép buộc, không nên tỏ ra sốt ruột, tin rằng con trẻ tự biết mình cần ăn bao nhiêu. Một ngày nào đó con trẻ thấy ngon miệng, cái gì cũng muốn ăn, nhưng một hôm nào đó lại không muốn ăn gì cả, đây là điều bình thường.

Ngay từ đầu bạn chỉ cần chú ý đến vấn đề kết hợp các món ăn sao cho đủ chất, đặt lên bàn ăn những món trẻ cần ăn, nhưng trẻ ăn món nào, ăn bao nhiêu chỉ là việc của trẻ, vậy thì sẽ không xuất hiện tình trạng chán ăn ở con trẻ nữa, trong việc này bạn vừa thực hiện đơn giản lại vừa thành công.

Nếu con bạn đã xuất hiện triệu chứng chán ăn, chúng tôi có những lời gợi ý cụ thể rất hay trong vấn đề này như sau:

Thứ nhất, bố mẹ cần thay đổi thái độ. Trong chuyện ăn uống của con bố mẹ nên tỏ thái độ bình thản, ăn nhiều không khen ngợi, ăn ít không phê bình, luôn tỏ ra vui vẻ, thoải mái trong chuyện này, để con trẻ không cảm thấy áp lực trong vấn đề này. Khi bưng bát cơm lên, trẻ cảm thấy thoải mái về mặt tâm lý, mới có thể cảm thấy thèm ăn.

Image result for trẻ biếng ăn

Thứ hai, nếu trẻ đã xuất hiện chứng chán ăn, thì không nên kỳ vọng nửa tháng, hai mươi ngày trẻ có thể phục hồi. Bố mẹ cần có lòng kiên trì, sự kiên trì này không phải là sự trấn tĩnh tạm thời do bạn cố gắng kìm chế nỗi lo lắng, sốt ruột của mình, mà là sự thản nhiên của bạn sau khi đã nhận thức được đầy đủ vấn đề. Sự phục hồi của trẻ đòi hỏi một quãng thời gian rất dài, vài tháng, thậm chí vài năm. Trong quá trình này, nếu bố mẹ chỉ từ chỗ cưỡng ép công khai chuyển sang nấp vào chỗ kín để theo dõi, đến một thời gian nhất định sẽ không chịu được nữa lại đi càu nhàu con trẻ, vậy thì mọi sự cố gắng đều sẽ trở thành con số không.

Thứ ba, không nên nói cái này nhiều chất nên ăn nhiều, cái kia ít chất nên ăn ít. Nếu không có chất thì bố mẹ phải điều chỉnh khi nấu cơm. Cần cho phép trẻ lựa chọn các món đã đặt lên bàn ăn. Đối với những món trẻ không thích ăn không được dùng điều kiện để ép trẻ, không nên nói với những đứa trẻ thích ăn thịt không thích ăn rau rằng “Nếu không chịu ăn rau thì mẹ sẽ không cho ăn thịt đâu”. Những câu nói này chỉ có thể khiến trẻ càng ghét ăn rau hơn. Bố mẹ có thể nói ngược lại:“Ăn hết thịt mới cho con ăn rau”, như thế có thể sẽ kích thích niềm hứng thú của trẻ đối với rau xanh.

Thứ tư, để trẻ tự ăn cơm, không nên bón. Tầm một tuổi rưỡi trở đi trẻ đã có thể tự mình ăn cơm, bố mẹ không nên khổ sở bón cơm cho con, chỉ cần thu dọn “chiến trường” mà con để lại sau khi ăn là đủ. Thường xuyên bón cơm sẽ ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của trẻ, hơn nữa còn ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng tay của trẻ. Có đứa trẻ ba, bốn tuổi đã hình thành nên thói quen xấu, bố mẹ không bón không chịu ăn, bón thì ăn vài miếng. Tình hình này phải thay đổi ngay lập tức, nói với trẻ rằng từ nay trẻ cần phải tự mình xúc cơm. Nếu trẻ không chịu, cho đói vài bữa, chắc chắn thói xấu sẽ sửa được.

Thứ năm, không nên đưa ra điều kiện trong chuyện ăn uống của trẻ. Ví dụ có bậc phụ huynh thường xuyên nói nếu con chịu ăn, mẹ sẽ mua đồ chơi hoặc cho con đi chơi, những câu nói như thế này sẽ ảnh hưởng xấu đến trẻ, hơn nữa sẽ dạy cho trẻ cách dùng các yêu cầu vô lý để bắt chẹt bố mẹ.

Có bậc phụ huynh không ép con, nhưng lại thường xuyên có những ngôn từ ám chỉ, cũng sẽ gây ra hiện tượng lười ăn hoặc kén ăn ở trẻ.

Related image

Chính vì vậy khi con trẻ tỏ ra không thích ăn cơm hoặc không thích ăn thứ khác, bạn không nên nói ra chuyện này, càng không nên vì chuyện này mà trách mắng trẻ, cũng không nên vội vàng tìm món khác để thay thế.

Coi như không biết gì, vẫn bưng ra bàn ăn như bình thường; thậm chí nên tìm cơ hội cố tình dùng lời nói ám chỉ rằng trẻ rất thích ăn cái này. Ví dụ trước mặt đứa trẻ không thích uống sữa khoe với người khác rằng, con trai tôi cái gì cũng ăn được, không kén ăn, uống một hơi là hết một cốc sữa to.

FEATURED TOPIC