Cách điền và tải mẫu D01-TS theo Quyết định 595 – Hướng dẫn chi tiết

Chào các bạn đọc thân mến! Hôm nay, Izumi.Edu.VN xin giới thiệu và hướng dẫn cách tải mẫu D01-TS theo Quyết định 595/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam. Mẫu D01-TS được sử dụng trong quản lý thu bảo hiểm xã hội, y tế và quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế trong các trường hợp tham gia bảo hiểm, cấp lại, sửa đổi hoặc điều chỉnh.

Mẫu D01-TS theo Quyết định 595 mới nhất 2021

Mẫu D01-TS về bảng kê thông tin quản lý BHXH

Tùy vào thời điểm phát sinh, đơn vị tổng hợp hồ sơ, giấy tờ của người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; và cùng với danh sách nhân viên tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; (Mẫu D02-TS) hoặc tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

Nên lưu ý ghi rõ bản chính/ bản sao hoặc bản chứng thực của giấy tờ.

Dưới đây là bảng kê thông tin (mẫu D01-TS) theo Quyết định 595. Các bạn có thể xem qua hình về mẫu D01-TS nhé!

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————-

BẢNG KÊ THÔNG TIN

(1): ………………………………………………………………………………………………………

(Kèm theo(2) …………………………………………………………………………………………………… )

TT
Họ và tên
Mã số BHXH
Tên, loại văn bản
Số hiệu văn bản
Ngày ban hành
Ngày văn bản có hiệu lực
Cơ quan ban hành văn bản
Trích yếu văn bản
Trích lược nội dung cần thẩm định
123456789
10
……………………………………………………………………
Đơn vị cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về kiểm tra, đối chiếu, lập bảng kê và lưu trữ hồ sơ của người lao động.

Ngày ……. tháng …… năm ……….. Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Phần tiếp theo chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn điền mẫu D01-TS và tải mẫu về sử dụng!

Cách điền mẫu D01-TS mới nhất 2021 theo quyết định 595

Dựa vào hình trên, các bạn có thể linh động xem hướng dẫn về cách điền bảng kê thông tin (mẫu D01-TS) nhé!

Hướng dẫn điền mẫu D01-TS - đơn đề nghị người tham gia BHXH

* Chỉ tiêu hàng ngang:

  1. Chỉ tiêu (1): ghi nội dung lập bảng kê.
  2. Chỉ tiêu (2): ghi bảng kê nộp kèm theo như danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS) hoặc tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

* Chỉ tiêu theo cột:

  • C1: ghi số thứ tự.
  • C2: ghi họ tên người tham gia điều chỉnh.
  • C3: ghi mã số BHXH của người tham gia điều chỉnh.
  • C4: ghi tên, loại văn bản (Quyết định, HĐLĐ, Giấy xác nhận …).
  • C5: ghi số hiệu văn bản (99/QĐ-UBND, 88/LĐTBXH-NCC …).
  • C6: ghi ngày ban hành văn bản.
  • C7: ghi ngày văn bản có hiệu lực.
  • C8: ghi cơ quan ban hành văn bản (UBND huyện, tỉnh hoặc Sở, ngành …; Công ty A …).
  • C9: ghi nội dung trích yếu văn bản (V/v tuyển dụng, điều động, tăng lương; xác nhận người có công với cách mạng …).
  • C10: ghi một số thông tin được trích lược nêu trong giấy tờ để cơ quan BHXH có căn cứ thẩm định.

Đặc biệt ở cột 10 thì có nhiều trường hợp phát sinh như sau:

  • Nếu là truy thu thì ghi rõ nội dung để làm căn cứ truy thu.
  • Với trường hợp cần điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH thì ghi rõ các thông tin chi tiết như:
    • Công việc
    • Địa điểm làm việc
    • Mức lương, phụ cấp, các khoản bổ sung khác
  • Trong trường hợp thay đổi thông tin cá nhân như tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, quốc tịch thì cần liệt kê chi tiết:
    • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch được ghi trong Giấy khai sinh hoặc bản Trích lục khai sinh.
    • Số chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu; họ và tên, ngày tháng năm sinh
    • Và nếu là đảng viên cần khai rõ: họ tên; ngày tháng năm sinh; ngày tháng năm khai lý lịch của người tham gia được ghi trong Lý lịch đảng viên.
  • Khi được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn mức cũ trong các trường hợp cụ thể dưới đây:
    • Người có công với cách mạng có thẻ thương binh, thẻ bệnh binh, giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh cần ghi rõ:
      • Họ tên, ngày tháng năm sinh.
      • Tỷ lệ mất sức lao động của người có công với cách mạng được ghi trong thẻ.
      • Họ, tên, chức vụ của người ký cấp thẻ.
    • Người có công với cách mạng mà được cấp Quyết định công nhận, Quyết định hưởng trợ cấp, Giấy xác nhận, Giấy chứng nhận, Huân chương, Huy chương… cũng cần ghi rõ:
      • Họ tên, ngày tháng năm sinh của người có công với cách mạng được nêu trong văn bản (nếu có).
      • Họ và tên, chức vụ của người ký văn bản.
    • Cựu chiến binh ghi rõ:
      • Tên Quyết định (là phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành)
      • Ngày nhập ngũ.
      • Cấp bậc quân hàm (chuẩn úy, thiếu úy…).
      • Địa điểm nơi đóng quân của cựu chiến binh được nêu trong văn bản.
      • Họ và tên, cấp bậc của người ký văn bản (hoặc ký thẩm định văn bản). Căn cứ theo nghị định 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 Chính phủ.
    • Khi là cựu chiến binh trực tiếp tham gia kháng chiến có Giấy chứng nhận, Giấy khen, Quyết định hưởng trợ cấp, Lý lịch (cán bộ, đảng viên) thì các thông tin cần thiết là:
      • Họ tên, ngày tháng năm sinh
      • Họ và tên, chức vụ của người ký văn bản.
    • Nếu cá nhân được hưởng quyền lợi cao hơn theo hộ gia đình như: người thân người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo…) được cấp giấy chứng nhận, giấy xác nhận, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú cần thông tin ghi rõ:
      • Hoặc họ tên của người có công với cách mạng (hoặc chủ hộ).
      • Họ và tên các thân nhân được ghi trong văn bản.
      • Họ và tên, chức vụ của người ký văn bản.

Tuy nhiên, nếu người tham gia không đủ giấy tờ nhưng lại có những chứng từ khác chứng minh thì vẫn có thể được cơ quan BHXH xem xét để giải quyết. Nhưng mà đơn vị nộp riêng cho cơ quan BHXH mà không kê trong Mẫu D01-TS. Trên đây là cách điền mẫu D01-TS. Tiếp theo là phần tải mẫu nhé!

Tải phần mềm KBHXH mới nhất! để quản lý việc nộp BHXH cho Nhà nước

Địa chỉ cơ quan bảo hiểm xã hội TPHCM chi tiết và rõ ràng nhất theo từng Quận khu vực

Tải mẫu D01-TS theo Quyết định 595 file Excel và Word mới nhất 2021

Đây là mẫu D01-TS bản Word và Excel, các bạn có thể tải mẫu D01-TS bằng cách nhấn vào nút Download:

Trên đây, các bạn đã có thể tải mẫu D01-TS theo QĐ 595 và cách hướng dẫn điền tờ khai. Và sau đây Kế toán Đông Nam Á xin hướng dẫn một trường hợp cụ thể liên quan đến BHXH. Đó là trường hợp khi mất hoặc thất lạc thẻ Bảo hiểm y tế thì cần phải làm gì?

Ngoài mẫu D01-TS mới nhất 2021 theo QĐ 595 ra, mình cũng cung cấp thêm cho bạn các mẫu liên quan là mẫu D01b-TS theo Quyết Định 111. Các bạn có thể tải mẫu D01b-TS tại đây nhé!

Trường hợp cụ thể khi bị mất thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT)

Thẻ Bảo hiểm y tế

Khi bị mất hoặc có vấn đề về thẻ BHYT, bạn cần chuẩn bị đơn đề nghị cấp lại hoặc đổi thẻ Bảo hiểm Y tế bằng việc sử dụng bảng kê thông tin (mẫu D01-TS). Tuy nhiên bạn cần lưu ý là BHYT ở cấp tỉnh và huyện không có chức năng cấp hoặc đổi lại thẻ nên nếu bạn nộp hồ sơ ở đây thì hãy xác nhận thông tin với cơ quan BHXH để xác nhận việc chuyển hồ sơ và thông tin cấp lại.

Nếu là tổ chức, doanh nghiệp thì đơn đề nghị cần có chữ ký giám đốc công ty xác nhận và chuyển đến cơ quan BHXH nơi quản lý trực tiếp công ty.

Sau khi nhận được hồ sơ thì cán bộ bên BHXH sẽ gửi cho bạn một giấy hẹn. Tuy nhiên nếu là cá nhân thì bạn lưu ý là đối tượng tham gia BHXH sẽ đóng lệ phí 4000đ/người để làm lại thẻ.

Thời hạn giải quyết

  • Nếu không thay đổi thông tin: sẽ giải quyết trong vòng 02 ngày và từ ngày 01/01/2019 sẽ được giải quyết trong ngày.
  • Trường hợp thay đổi thông tin: xem xét và giải quyết trong 3 ngày.
  • Nếu cá nhân đang điều trị tại các cơ sở KCB thì xử lý trong ngày nếu nhận đủ hồ sơ.

Còn nếu bạn không muốn tốn nhiều thời gian để thực hiện các công việc này thì bạn có thể sử dụng liên hệ với chúng tôi. Tham khảo bảng báo giá dịch vụ kế toán và bảo hiểm xã hội để biết giá và chọn cho mình cách thực hiện hiệu quả nhất nhé!

Trên đây là bài viết hướng dẫn về trường hợp sử dụng, cách viết cũng như link tải mẫu D01-TS theo quyết định 595 file word và excel. Mong rằng với đơn đề nghị của người tham gia theo mẫu D01-TS này có thể giúp ích cho bạn hơn trong quá trình làm kế toán!

Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn!

FEATURED TOPIC