Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp: Bí quyết quản lý thông minh từ báo cáo tài chính

Lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp không chỉ là một công việc quan trọng đối với các nhà đầu tư, mà còn là một công cụ giúp chủ doanh nghiệp nhìn thấy quá trình hoạt động kinh doanh một cách khách quan để hoạch định chiến lược. Vậy, báo cáo tài chính là gì, các loại báo cáo tài chính nào và mẫu báo cáo tài chính nội bộ gồm những thông tin nào? Hãy cùng Tư vấn Quang Minh tìm hiểu những thông tin hữu ích về báo cáo tài chính nhé.

Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính là một công cụ của kế toán để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và luồng tiền luân chuyển của doanh nghiệp một cách tổng quát, toàn diện và khách quan. Báo cáo tài chính nhằm phục vụ nhu cầu quản lý của doanh nghiệp và nhà nước, từ đó, đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.

Ý nghĩa của báo cáo tài chính cho doanh nghiệp:

  • Báo cáo tài chính là những văn bản được trình bày một cách khách quan và tổng quát, thể hiện tổng hợp tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, các khoản nợ, tình hình tài chính cùng với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
  • Báo cáo tài chính cũng phản ánh những thông tin về kinh tế và tài chính chính yếu, nhờ đó, việc kiểm tra, giám sát về tình hình sử dụng nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh và khả năng huy động nguồn vốn của doanh nghiệp.
  • Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng để có thể phân tích, phát hiện những khả năng, cơ hội ẩn chứa và đưa ra những quyết định về điều hành, quản lý hoạt động sản xuất hoặc đầu tư của chủ doanh nghiệp, các chủ nợ hiện tại và tương lai, hay các nhà đầu tư.
  • Báo cáo tài chính cũng là những thông tin quan trọng để phác thảo các kế hoạch liên quan của doanh nghiệp, đồng thời vạch ra hệ thống các biện pháp tăng cường quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và sản xuất kinh doanh.

Báo cáo tài chính gồm những gì?

Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp gồm có 4 loại chính. Mỗi loại báo cáo bao gồm những thành phần khác nhau. Hãy cùng Quang Minh tìm hiểu từng loại báo cáo tài chính qua nội dung tiếp theo nhé.

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một trong các loại báo cáo tài chính. Trong đó, bản cân đối kế toán thể hiện tài sản, nguồn vốn, cùng với phần nợ phải trả. Nguồn vốn chính là tài sản trừ đi nợ phải trả.

Tài sản thể hiện trong bảng cân đối kế toán gồm:

  • Tài sản tiền và những khoản tương đương với tiền.
  • Tài sản đầu tư tài chính.
  • Các khoản cần phải thu về.
  • Thống kê hàng hoá tồn kho.
  • Tài sản thuộc dạng cố định.
  • Tài sản ở dạng bất động sản đầu tư.
  • Các chi phí xây dựng cơ bản đang còn dở dang.
  • Và những tài sản khác.

Nợ phải trả bao gồm các khoản nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn, cụ thể như sau:

  • Các khoản nợ phải trả cho người bán.
  • Các khoản người mua đã trả tiền trước.
  • Các khoản phải trả người lao động.
  • Những khoản thuế và lệ phí cần phải nộp cho Nhà nước.
  • Các khoản phải trả nội bộ về vốn kinh doanh.
  • Các khoản phải trả nội bộ khác.
  • Các khoản quỹ khen thưởng phúc lợi của công ty.
  • Các khoản dự phòng cần phải trả.

Trong khi đó, nguồn vốn thể hiện trong bảng cân đối kế toán gồm:

  • Nguồn vốn của chủ sở hữu.
  • Các nguồn quỹ và kinh phí khác.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Loại báo cáo thứ 2 doanh nghiệp cần thực hiện là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Văn bản này gồm có 19 tài khoản chi tiết thể hiện trên báo cáo bao gồm:

  • Doanh thu cung cấp dịch vụ và bán hàng.
  • Những khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp.
  • Doanh thu thuần về cung cấp dịch vụ và bán hàng.
  • Mức giá vốn đối với hàng bán.
  • Khoản lợi nhuận gộp về đối với việc bán hàng và cung cấp dịch vụ.
  • Các khoản chi phí tài chính.
  • Doanh thu đối với hoạt động tài chính.
  • Các khoản chi phí đối với việc bán hàng.
  • Các khoản chi phí dành cho quản lý doanh nghiệp.
  • Các khoản lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
  • Các khoản thu nhập khác.
  • Các khoản chi phí khác.
  • Các khoản lợi nhuận khác.
  • Thống kê tổng lợi nhuận kế toán trước khi tính thuế.
  • Chi phí đối với thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
  • Chi phí đối với thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
  • Khoản lợi nhuận sau khi đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Khoản lãi cơ bản trên cổ phiếu.
  • Khoản lãi suy giảm trên cổ phiếu.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bên cạnh Bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trong đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần thể hiện ba phần nội dung sau:

  • Việc lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Việc lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
  • Việc lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Bên cạnh đó, báo cáo tài chính còn có Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Bản thuyết minh này gồm 3 nội dung chính:

  • Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: Trình bày các hình thức sở hữu nguồn vốn, những đặc điểm hoạt động của công ty trong năm tài chính, lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.
  • Các chính sách kế toán được áp dụng tại doanh nghiệp: Chẳng hạn như kỳ kế toán năm, chế độ kế toán được áp dụng, các đơn vị tiền tệ được sử dụng trong kế toán, phương pháp kế toán hàng tồn kho, hình thức ghi sổ kế toán, phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng, và nhiều thông tin khác.
  • Thông tin bổ sung khác: Bản thuyết minh thể hiện các thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong bảng cân đối kế toán.

Thời gian doanh nghiệp cần nộp báo cáo tài chính

Thời gian nộp báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước:

  • Đối với những doanh nghiệp thuộc nhà nước quản lý, BCTC cần được nộp chậm nhất là ngày thứ 30 tính từ ngày kết thúc năm tài chính. Chẳng hạn, nếu kỳ kết toán của năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 thì BCTC phải được nộp trước ngày 31/01 của năm sau đó.
  • Những đơn vị có tổng công ty hoặc công ty mẹ thuộc nhà nước, BCTC cần được nộp BCTC chậm nhất là 90 ngày tính từ thời điểm kết thúc năm tài chính.

Thời gian nộp báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp khác:

  • Đối với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp hợp danh, thời hạn nộp BCTC là ngày thứ 30 tính từ ngày kết thúc năm tài chính.
  • Đối với những doanh nghiệp thuộc loại hình khác, thời hạn nộp BCTC chậm nhất là 90 ngày tính từ ngày kết thúc năm tài chính.

Báo cáo tài chính nội bộ gồm những gì?

Báo cáo tài chính nội bộ của doanh nghiệp là tổng hợp các văn bản trình bày thông tin về tình hình kinh doanh nội bộ của doanh nghiệp theo chu kỳ. Bao gồm toàn bộ các phát sinh trong quá trình triển khai hoạt động kinh doanh.

Tương tự như báo cáo tài chính đã trình bày, báo cáo tài chính nội bộ cũng bao gồm 4 loại báo cáo chính.

Tư vấn Quang Minh là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực thành lập công ty và cung cấp dịch vụ kế toán doanh nghiệp. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trên thị trường cùng với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết sẽ đem đến cho bạn những dịch vụ tốt nhất về thành lập công ty, dịch vụ kế toán trọn gói, kế toán thuế, giấy phép kinh doanh.

Nếu có nhu cầu tư vấn về việc thực hiện báo cáo tài chính cho doanh nghiệp hay bất kỳ thắc mắc khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được các ưu đãi tốt nhất:

Bài Viết Nổi Bật

Học Viện Phong Thủy Việt Nam

Đối tác cần mua lại website, xin vui lòng liên hệ hotline

Liên hệ quảng cáo: 0988 718 484 - Email: [email protected]

Địa chỉ: Số 20, TT6, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội

Web liên kết: Phật Phong Thủy