Tượng Phật Dược Sư: Bí quyết nhận diện và ý nghĩa

Trong đời sống Phật Giáo, có nhiều vị Phật và Bồ Tát như Phật Thích Ca Mâu Ni, Bồ Tát Địa Tạng Vương, Bồ Tát Quán Thế Âm,… Mỗi vị mang tướng mạo và hạnh nguyện khác nhau, nhưng đều mang lòng từ bi rộng lớn, trí tuệ vô biên và phát nguyện cứu độ chúng sinh. Ngoài các vị Phật này, còn có một vị Phật là Dược Sư Như Lai, người cùng muốn cứu độ chúng sinh khỏi bệnh tật và phiền não. Bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nhận diện tượng phật Dược Sư chuẩn nhất.

1. Phật Dược Sư là ai?

Phật Dược Sư, tên tiếng Phạn là Bhaiṣajyaguru, được cho là một thầy thuốc giỏi giang cứu chữa giúp chúng sinh vượt qua bệnh tật. Ngài thường được thờ chung với Phật A Di Đà và Thích Ca Mâu Ni, trong đó, Phật Dược Sư đứng bên trái của Phật Thích Ca. Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai có hạnh nguyện giúp chúng sinh được cứu khổ và mong muốn tất cả mọi người sinh ra trong đạo, sở hữu thân thể trọn vẹn, giàu có, xinh đẹp và thọ mạng lâu dài. Ngài sử dụng ánh sáng lưu ly quanh thân mình để tiêu trừ các tội lỗi về phạm giới, trấn áp tội trộm cắp và giúp trừ bệnh khổ, đuổi xa ma quỷ ám hại và được vãng sinh Tịnh Độ.

2. Ý nghĩa của tượng Phật Dược Sư Lưu Ly

Theo kinh xưa, Dược Sư cùng Bồ Tát đã phát 12 đại nguyện với mong muốn giải trừ hết bệnh khổ, giúp chúng sinh đạt được sự trọn vẹn và hướng tới giải thoát. Dược Sư là một vị Phật hiểu biết về y dược và có khả năng chữa trị hết mọi loại bệnh khổ của chúng sinh. Niệm danh hiệu Dược Sư sẽ mang lại vô vàn phước báo và tiêu trừ mọi bệnh khổ, giúp thân tâm luôn yên lạc. Chính vì lý do này, nhiều người thỉnh tượng Phật Dược Sư để thờ cúng.

3. Các đặc điểm để nhận diện tượng Phật Dược Sư

3.1 Đặc điểm hình dạng

Đối với Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, nếu không dựa vào pháp bảo và tư thế, rất khó để nhận diện tượng Phật Dược Sư. Tượng Phật Dược Sư được miêu tả với làn da màu xanh, mặc ba áo choàng của tu sĩ Phật giáo hở ngực, trên ngực thường có chữ “Vạn”. Trên tay, Đức Phật Dược Sư cầm một lọ mật hoa màu lưu ly và tay phải đặt trên đầu gối phải, cầm cây Aruna hay Myrobalan giữa ngón tay cái và ngón trỏ. Một số kinh Phật ghi chép rằng Đức Phật có một vòng hào quang ánh sáng màu lưu ly vây xung quanh người.

3.2 Vị trí đặt tượng

Tượng Phật Dược Sư thường không được thờ một mình mà thường được thờ cùng với các vị Phật Bồ Tát khác. Thờ tượng Tam Thế Phật, thờ Dược Sư Tam Tôn là thờ Thất Phật Dược Sư. Gia chủ có thể nhận diện tượng Phật Dược Sư Lưu Ly dựa vào vị trí đặt tượng hoặc các vị xung quanh.

4. Những lưu ý khi thờ tượng Phật Dược Sư Lưu Ly tại gia

  • Gia chủ nên đặt bàn thờ Phật Dược Sư hướng ra cửa chính để có tác dụng giúp người đã khuất được cứu độ, giải trừ đau khổ của người thân và giúp người đó siêu thoát. Không nên đặt bàn thờ Phật Dược Sư ở gần nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ hoặc những nơi ô uế.

  • Gia chủ không được thờ chung Thần thánh cùng với Dược Sư vì Thần thánh vẫn nằm trong lục đạo luân hồi. Nếu thờ chung, sẽ vi phạm điều cấm trong nguyên tắc Phật. Khi thờ, chỉ nên dùng hoa quả và đặt trên đĩa đựng trái cây, không sử dụng trong mục đích khác.

  • Nếu gia chủ có bàn thờ gia tiên, nên đặt bàn gia tiên ở tường nhà bên phải hoặc bên trái của bàn thờ Phật để tôn trọng sự giác ngộ từ Đức Phật với cả những người đã khuất.

Kết luận

Đây là bí quyết để nhận diện tượng phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai. Chúc quý vị luôn gặp được bình an và thanh tịnh, và luôn hướng thiện trong tâm hồn. Nếu quý vị muốn thỉnh tượng Phật Dược Sư hoặc bất cứ vị Phật nào khác để thờ cúng trong gia đình, vui lòng liên hệ hotline: 0984.030.989- 0984.097.970 để được tư vấn một cách chính xác nhất nhé!

FEATURED TOPIC