Dưới đây là bài viết của Công ty Luật ACC sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho bạn đọc về Mẫu quyết định chia lợi nhuận công ty trách nhiệm hữu hạn.
1. Công ty TNHH 1 thành viên là gì?
Theo quy định tại Điều 74 Luật doanh nghiệp 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty TNHH một thành viên là cá nhân do một cá nhân là chủ sở hữu công ty, chủ sở hữu công ty đồng thời là chủ tịch công ty. Mô hình quản lý công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân bao gồm: Chủ tịch công ty, giám đốc (tổng giám đốc). Chủ tịch công ty có thể kiêm giám đốc (tổng giám đốc).
2. Cách thức phân chia lợi nhuận trong công ty TNHH 1 thành viên
Đối với công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu, vấn đề phân chia lợi nhuận ở công ty TNHH được thực hiện theo hai cách sau:
Thứ nhất, chia theo thỏa thuận, cam kết giữa các thành viên công ty.
Việc phân chia lợi nhuận theo thỏa thuận của thành viên công ty được ghi nhận tại điều lệ công ty bởi đây là văn bản thỏa thuận giữa các thành viên về việc thành lập công ty và nguyên tắc hoạt động của công ty. Ngay từ khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu, các thành viên sẽ tự thỏa thuận với nhau về nguyên tắc phân chia lợi nhuận, sau đó mới ghi nhận vào điều lệ.
Thứ hai, chia lợi nhuận theo phần vốn góp tương ứng của thành viên.
Dựa trên số vốn góp của từng thành viên, công ty sẽ tiến hành phân chia tỷ lệ phần trăm lợi nhuận: Số vốn góp của thành viên càng nhiều thì lợi nhuận nhận được sẽ nhiều hơn so với các thành viên góp vốn ít hơn. Đây là phương thức chia lợi nhuận được rất nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn áp dụng.
Trường hợp có thỏa thuận, lợi nhuận kinh doanh sẽ được chia theo thỏa thuận nếu khi góp vốn các thành viên có thỏa thuận về lợi nhuận và phải được ghi trong điều lệ công ty. Trong trường hợp không có thỏa thuận, phần lợi nhuận sẽ được phân chia theo quy định của Luật doanh nghiệp cụ thể là chia theo tỷ lệ phần vốn góp. Sở dĩ Luật quy định nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế phải được quy định trong điều lệ là bởi điều lệ công ty chính là Luật con của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp phải tuân thủ tuyệt đối, đồng thời hạn chế rủi ro về tranh chấp lợi nhuận giữa các thành viên công ty.
3. Chia lợi nhuận công ty TNHH 2 thành viên
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Khoản 1 Điều 49 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về quyền của Hội đồng thành viên: “Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật”
Và theo Điều 69 Luật doanh nghiệp 2020 “Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả sau khi chia lợi nhuận.”
Việc phân chia lợi nhuận trong công ty TNHH hai thành viên trở lên thường được thực hiện theo 2 cách sau:
Chia theo thoả thuận giữa các thành viên
Việc phân chia lợi nhuận theo thỏa thuận của các thành viên được ghi nhận tại điều lệ công ty – văn bản thỏa thuận giữa các thành viên về việc thành lập công ty và nguyên tắc trong quá trình hoạt động của công ty. Ngay từ khi thành lập công ty, các thành viên sẽ tự thoả thuận với nhau về nguyên tắc phân chia lợi nhuận, sau đó mới ghi vào điều lệ. Trường hợp cách chia không còn phù hợp thì có thể thực hiện sửa đổi, bổ sung điều lệ về việc phân chia.
Trường hợp công ty tiếp nhận vốn góp của thành viên mới, thì giữa thành viên mới đó và công ty có thể có biên bản thoả thuận góp vốn kinh doanh và trong đó phải có thoả thuận về việc phân chia lợi nhuận.
Chia theo phần vốn góp tương ứng của thành viên
Theo điểm c Khoản 1 Điều 49 về quyền của Hội đồng thành viên: “Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật”
Như vậy, dựa trên số vốn góp của từng thành viên công ty sẽ tiến hành phân chia tỷ lệ phần trăm lợi nhuận: số vốn góp của thành viên càng nhiều thì phần lợi nhuận nhận được sẽ nhiều hơn so với các thành viên góp vốn ít hơn. Đây là phương thức phân chia lợi nhuận được rất nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn áp dụng.
Quyết định phân chia lợi nhuận:
-
Giám đốc, Tổng giám đốc công ty đưa ra kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận dựa trên Điều lệ công ty, mức góp vốn của từng thành viên, trình cho Hội đồng thành viên trong cuộc họp Hội đồng thành viên.
-
Hội đồng thành viên căn cứ vào Điều lệ, báo cáo tài chính tiến hành biểu quyết để thông qua phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận.
-
Hội đồng thành viên ra quyết định phân chia lợi nhuận.
Thu hồi lợi nhuận đã chia.
Trường hợp công ty tiến hành chia lợi nhuận cho các thành viên khi chưa đáp ứng đủ các điều kiện về chia lợi nhuận như đã nêu trên thì:
- Các thành viên phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận.
- Hoặc liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty cho đến khi các thành viên hoàn trả đủ số tiền, tài sản khác đã nhận tương đương với lợi nhuận đã chia.
4. Mẫu quyết định chia lợi nhuận công ty trách nhiệm hữu hạn
CÔNG TY
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CÔNG BỐ THÔNG TIN TRONG THỜI HẠN 24 GIỜ
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Sở giao dịch Chứng khoán …
Công ty
Trụ sở chính:
Điện thoại:
Fax:
Người thực hiện công bố thông tin:
Địa chỉ:
Điện thoại cơ quan:
Fax:
Nội dung thông tin công bố:
-
Thông qua báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm .., báo cáo của Hội đồng thành viên. Với các chỉ tiêu chính sau: Doanh thu thuần = … đồng. Lợi nhuận trước thuế = …… Lãi cơ bản trên cổ phiếu = … đồng/cổ phiếu. Tổng tài sản = … đồng. Vốn chủ sở hữu = …. đồng.
-
Thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm … : Thống nhất theo phương án tờ trình đã đề ra:
-
Thông qua kế hoạch kinh doanh và phân phối lợi nhuận năm … :
Tổng doanh thu .. đồng; Tổng lợi nhuận sau thuế … đồng; Trích quỹ phát triển kinh doanh 5% lợi nhuận sau thuế; Trích quỹ dự phòng tài chính 5% lợi nhuận sau thuế; Trích quỹ khen thưởng phúc lợi 5% lợi nhuận sau thuế; …. -
Thông qua phương án chọn đơn vị kiểm toán năm …
Thống nhất ủy quyền cho Hội đồng thành viên lựa chọn công ty kiểm toán phù hợp trong số các công ty kiểm toán được phép hoạt động theo quy định của pháp luật.
Chúng tôi xin cam kết các thông tin công bố trên đây là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các thông tin đã công bố.
Ngày 27 tháng 04 năm 2011
Người thực hiện công bố thông tin
Tổng giám đốc
Đã ký
Nguyễn Minh Đồng
5. Những câu hỏi thường gặp
Quyền của thành viên Hội đồng thành viên?
Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Điều kiện chia lợi nhuận?
Căn cứ theo Điều 69 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định “Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả sau khi chia lợi nhuận.”
Thu hồi lợi nhuận đã chia
Điều 70 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định trường hợp hoàn trả một phần vốn góp do giảm vốn điều lệ trái với quy định tại khoản 3 Điều 68 của Luật này hoặc chia lợi nhuận cho thành viên trái với quy định tại Điều 69 của Luật này thì các thành viên công ty phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận; phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty tương ứng với số tiền, tài sản chưa hoàn trả đủ cho đến khi hoàn trả đủ số tiền, tài sản khác đã nhận.
Quyết định phân chia lợi nhuận?
Giám đốc, Tổng giám đốc công ty đưa ra kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận dựa trên Điều lệ công ty, mức góp vốn của từng thành viên, trình cho Hội đồng thành viên trong cuộc họp Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên căn cứ vào Điều lệ, báo cáo tài chính tiến hành biểu quyết để thông qua phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận. Hội đồng thành viên ra quyết định phân chia lợi nhuận.
Nguồn: https://izumi.edu.vn/
Danh mục: Biểu mẫu