Mỗi gia đình Việt đều có bàn thờ cúng tổ tiên, ông bà. Nhưng liệu bạn đã từng tự hỏi bàn thờ gia tiên đầy đủ gồm những gì và ý nghĩa của nó ảnh hưởng như thế nào đối với việc thờ cúng của mỗi gia đình Việt? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin về ý nghĩa tâm linh của các đồ thờ có trên bàn thờ gia tiên.
1. Bộ bàn thờ cúng gia tiên gồm những gì?
Thông thường, trong các gia đình Việt, bất kể ở miền Nam hay miền Bắc, từ miền quê hay thành thị, vật thờ cúng trên bàn thờ gia tiên thường bao gồm những vật phẩm sau:
- Bát hương: được coi là vật quan trọng và linh thiêng nhất trên bàn thờ gia tiên.
- Lư hương (đỉnh): dùng để đốt trầm hương trong những ngày lễ, tết.
- Đôi hạc đứng trên lưng rùa: là sự kết hợp hài hòa, gắn kết giữa trời và đất, âm-dương, thanh cao và trường tồn.
- Đèn dầu hoặc chân nến: có hai chân nến ở hai bên góc ngoài bàn thờ, tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng.
- Đài thờ, chóe thờ: gồm có 3 đài nhỏ dùng để chứa rượu, gạo, muối.
- Kỷ, ngai chén thờ: dùng để đựng nước.
- Ống đựng hương: được đặt ở hai bên ngoài đựng hương hoặc cắm đũa trên bàn thờ.
- Lọ hoa: có 2 lọ hoa được đặt ở hai bên bàn thờ.
- Mâm bồng: thường để bày mâm hoa quả.
- Bộ bát cúng cơm.
2. Ý nghĩa của cách sắp xếp bàn thờ và các đồ vật trên bàn thờ
Ý nghĩa của cách sắp xếp bàn thờ theo phong thủy
Cách bày trí đồ thờ hợp phong thủy sẽ giúp gia đình có nhiều may mắn, điềm lành, thu hút tiền tài và danh vọng. Đồng thời, đây cũng là cách bạn tỏ lòng thành kính với tổ tiên, ông bà. Theo nguyên tắc từ xa xưa, bàn thờ sẽ được sắp xếp theo nguyên tắc “ngoại dương nội âm”, theo ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Ý nghĩa của các đồ vật trên bàn thờ
- Bát hương: được ví như ngôi nhà nơi thần linh và tổ tiên ngự, là nơi kết nối gắn kết với người đã khuất thông qua việc thắp hương. Bát hương không nên sử dụng màu vàng, vì màu vàng thường dành để thờ quan, thần có tước vị hoàng tộc.
- Lư hương (hoặc đỉnh): thể hiện sự linh thiêng cho không gian thờ cúng. Trên nắp đỉnh là con lân (con nghê) thể hiện sự uy nghi và tối cao, vững chắc và kiên cố cho không gian thờ, và cũng chấn hưng không gian thờ, không để tà khí xâm phạm.
- Đôi hạc đứng trên lưng rùa: theo quan niệm, hạc đứng trên lưng long rùa (rùa thần) là sự gắn kết giữa trời và đất, giữa âm và dương, thanh cao và trường tồn, giúp cuộc sống của gia tiên ở thế giới bên kia được no ấm và hạnh phúc.
- Đôi chân nến hoặc đèn dầu: được đặt ở hai bên trái phải của bàn thờ, tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng. Theo quan niệm của đạo Phật, đèn biểu hiện cho trí tuệ, soi sáng trí tuệ, tiêu trừ nghiệp chướng và mang đến tốt lành.
- Đài thờ, chóe thờ: thường có 3 cái để chứa rượu, muối, gạo, với mong muốn sung túc, đầy đủ, gia đình anh em hòa thuận và yêu thương nhau.
- Kỷ, ngai chén thờ: dùng để đựng nước, ngụ ý cho sự vững chắc và bền lâu.
- Ống đựng hương: theo quan niệm dân gian, hương không cháy hết sẽ đem lại điềm gở. Do đó, việc bảo quản chu đáo sẽ thể hiện sự thành tâm và lòng thành của gia chủ với việc hương khói.
- Lọ hoa: dùng để cắm hoa, mang đến cho không gian thờ sự mát mẻ và thanh tịnh.
- Mâm bồng: thường được bày ngũ quả thờ, mang ý nghĩa tôn trọng và biết ơn tổ tiên.
- Bộ bát cơm và đũa thờ: cùng với ý nghĩa no ấm, tròn đầy và sự yêu gắn kết gia đình.
Với phần trình bày trên, chúng tôi hy vọng mang đến những thông tin hữu ích về bộ đồ thờ gia tiên đầy đủ gồm những gì cũng như ý nghĩa của từng vật dụng trên bàn thờ gia tiên.
Nếu bạn muốn tìm hiểu và chọn lựa giải pháp quà tặng hội nghị, hãy liên hệ với Xưởng gốm Sứ Việt. Đây là đơn vị sản xuất và cung cấp quà tặng gốm sứ hiệu quả cho đơn vị, doanh nghiệp. Với nhiều năm kinh nghiệm trong thiết kế và cung cấp gói giải pháp quà tặng, Xưởng gốm Sứ Việt cam kết mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Địa chỉ: Lô A2, Cụm sản xuất Làng nghề tập trung Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
Hotline: 0911909826
Website chính thức: Xưởng gốm Sứ Việt
Nguồn: https://izumi.edu.vn/
Danh mục: Phong thủy