6 Cách Phát Triển Chỉ Số Cảm Xúc (EQ) Cho Con Bạn

Ngày nay, với sự phát triển rộng rãi của các kênh thông tin, sự phát triển của giáo dục đem đến một sự thật rằng, bé thường có xu hướng có chỉ số thông minh cao hơn chỉ số cảm xúc. Nhưng những bé có chỉ số thông minh cao lại thường trở nên trầm cảm, có tỉ lệ tự tử cao. Chỉ cần một thất bại nhỏ trong học tập hoặc không đạt được kì vọng thì sẽ có những suy nghĩ tiêu cực. Tại sao lại như vậy? Câu trả lời chung cho điều này chính là do bé có chỉ số EQ quá thấp.

Nhưng trước khi có những cách để bé phát triển chỉ số cảm xúc, bạn cần xác định được chỉ số cảm xúc là gì?

EQ được xác định là quá trình xử lí cảm xúc của bản thân, sử dụng những thông tin cảm xúc này để phô bày hành động thích hợp khi có những tình huống xuất hiện. Khi người nào đó phản ứng mà không có quá trình xử lí các cảm xúc này thì hành động đó sẽ không phù hợp với cảm xúc. Những tội phạm nguy hiểm thường hành động theo loại này. Trẻ phạm pháp thường sống trong một gia đình không gương mẫu về đạo đức, có một tuổi thơ chìm trong bạo lực, không có khả năng điều khiển cảm xúc của bản thân, luôn chán nản và thiếu nhiệt tình với bất kì điều gì.

Bên cạnh biểu hiện của sự nhiệt tình tham gia các hoạt động, EQ còn biểu hiện ở việc trẻ giải quyết được những vấn đề đặt ra trong cuộc sống một cách dễ dàng, tự nhận thức về bản thân, luôn hi vọng, luôn kiên trì, lạc quan, có sự đồng cảm với người bất hạnh và có sức chịu đựng tốt. Không giống như chỉ số thông minh, bạn không thể gắn nó với các giá trị của con số, cũng không thể đo đếm nó.

Mở rộng ra, EQ còn có nghĩa là sự yêu thương. EQ trên hết là tình yêu và sự thấu hiểu bản thân và người khác.

Chỉ số cảm xúc tạo bước đi vững chắc cho trẻ tới khi trưởng thành.

Cũng giống như dạy bé tập nói và tập đếm, việc phát triển EQ cho bé vô cùng quan trọng. Khi bé có chỉ số cảm xúc cao, bé sẽ có mối quan hệ tốt với gia đình, bạn bè và đương đầu được với những chấn thương tâm lí khi lớn lên.

Nếu bé có chỉ số cảm xúc thấp, khi trở thành người lớn sẽ có những suy nghĩ bi quan, luôn cảm thấy mình là người kém cỏi, bằng lòng với những gì mình có, không cố gắng và không có khả năng trở thành một người lãnh đạo vì không có ai theo, ủng hộ cả.

EQ giúp cho các bậc cha mẹ đang nuôi dạy con cái có được kĩ năng xã hội tốt hơn. Cha mẹ và những người xung quanh chính là hình mẫu dạy trẻ cách cư xử và giải quyết các tình huống trong cuộc sống như thế nào.

Có thể nói rằng, chính cha mẹ, gia đình, môi trường sống xung quanh tác động nhiều tới chỉ số cảm xúc của trẻ. Chỉ số cảm xúc sẽ không cao nếu không được sự cổ vũ, khuyến khích của gia đình, những người xung quanh. Bạn nên kiểm soát hành vi của mình trước mặt con nhất là trong độ tuổi từ 1-7. Luôn khuyến khích con bày tỏ cảm xúc của mình.

Dưới đây là 6 cách phát triển chỉ số cảm xúc (EQ) cho con bạn.

1. GIÚP CÁC CON HIỂU RÕ CẢM XÚC CỦA MÌNH BẰNG CÁCH BÀY TỎ THÀNH LỜI.

Ví dụ: “Mẹ ơi, con cảm thấy buồn vì con không đạt được điểm cao…”. Cấu trúc “Mẹ ơi, con cảm thấy… vì…” luôn hữu hiệu để bạn và bé hiểu nhau hơn.

2. NẾU CÓ NHỮNG HÀNH VI KHÔNG PHÙ HỢP, HÃY GIẢI THÍCH CHO CON HIỂU RÕ VÌ SAO HÀNH VI ĐÓ KHÔNG NÊN XẢY RA.

Nếu có những hành vi không phù hợp, hãy giải thích cho con hiểu rõ vì sao hành vi đó không nên xảy ra. Hiểu rõ nơi nào thì nó có thể xảy ra, hướng con xử lí những tình huống tương tự với cách thích hợp hơn. Nếu tình huống đó không cho phép bạn xử lí ngay thì hãy chờ khi bạn và con về nhà.

Giải thích cho bé về những hành vi khôn nên xảy ra

Nếu có những hành vi không phù hợp, hãy giải thích cho con hiểu rõ vì sao hành vi đó không nên xảy ra.

Ví dụ: Khi bạn đưa trẻ tới chơi ở nhà một người quen. Bạn nhắc trẻ “Con chào bác đi” nhưng trẻ nhất quyết không nghe lời, không chào. Trong tình huống này, là bố mẹ, bạn cảm thấy xấu hổ và thông thường thường cáu lên với con. Tuy nhiên, hãy lờ qua nó đi và đưa trẻ tiếp tục vào chơi trong nhà người quen. Khi trẻ trở về nhà, hãy nói chuyện với trẻ về điều này. Trước hết, tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại như vậy. Có thể trẻ không thích vào nhà, trẻ muốn đi chơi, có thể trẻ không thích bác ấy, vì bác ấy có bộ râu thật rậm rạp… Hàng ngàn lí do khiến trẻ cư xử như vậy.

3. NÓI CHUYỆN VỚI TRẺ THƯỜNG XUYÊN

Nói chuyện với trẻ thường xuyên. Điều này làm cho hai mẹ con hiểu nhau hơn. Đừng kiệm lời với trẻ con nhất là những lời khen ngợi và khuyến khích trẻ. Khi trẻ lấy cho bạn cái gì đó, hãy nói cảm ơn trẻ khiến trẻ cảm thấy được tôn trọng.

Nói chuyện với trẻ thường xuyên.

Nói chuyện với trẻ thường xuyên.

4. KÈM CẶP CẢM XÚC CỦA TRẺ

Kèm cặp cảm xúc của trẻ. Hoàn toàn có thể làm được. Ví dụ như khi gặp một người đang đau khổ vì hoàn cảnh của họ hoặc gặp một chuyện buồn như đám hiếu chẳng hạn, hãy dặn trẻ cách bày tỏ sự thông cảm, không nên cười cợt vô tư. Ngày nay, trên đường ta bắt gặp vô vàn những tiếng cười vô duyên của các cô các cậu bé khi gặp những người bị nạn hoặc những tiếng trêu đùa, dè bỉu những cụ già ăn xin, quát nạt thái quá những em bé bán hàng rong… Trẻ có cách cư xử lỗ mãng như vậy một phần do thiếu sự kèm cặp, bảo ban của cha mẹ chúng.

Kèm cặp cảm xúc của trẻ

Kèm cặp cảm xúc của trẻ.

Để kiểm soát cơn tức giận, hãy bảo trẻ đếm từ 1-10 và thở sâu, điều này giúp trẻ vượt qua được cảm xúc nóng giận, không dẫn tới những hành vi nông nổi, thiếu kiềm chế. Để làm được điều này thực sự vô cùng khó, ngay cả nhiều người lớn cũng không có kĩ năng này. Dạy trẻ tập dần dần.

5. KHÔNG NÓI DỐI NHỮNG GÌ TRẺ NHÌN VÀ CẢM THẤY.

Không nói dối những gì trẻ nhìn và cảm thấy. Ví dụ khi trẻ hỏi tại sao ba và mẹ cãi nhau thì đừng nói dối hoặc đánh trống lảng mà hãy đối mặt với sự thật, nói với con rằng, cha mẹ đang cố gắng giải quyết các vấn đề và đây chỉ là một cách giải quyết.

Không nói dối những gì trẻ nhìn và cảm thấy.

Không nói dối những gì trẻ nhìn và cảm thấy.

Sự thay đổi và trưởng thành trong cảm xúc của trẻ sẽ đến từ từ. Nếu bạn sống trong một thế giới tốt thì con bạn phát triển cũng sẽ tốt lên. Việc phát triển EQ cho trẻ là cách mà bạn góp công xây dựng một xã hội tốt đẹp vì mỗi một cá nhân tốt sẽ làm nên một tập thể tốt.

6. PHÁT TRIỂN BÉ TRONG MỘT MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC TỐT.

Việc giáo dục hiện nay không chỉ là cung cấp kiến thức mà còn phải phát triển song song các kỹ năng xã hội cho bé.

Phát triển bé trong một môi trường giáo dục tốt bé sẽ luôn được khuyến khích, tìm ra và phát huy hết điểm mạnh của bản thân, rèn luyện cùng nhau thi đua học tập, phát triển bé thành một công dân xuất sắc trong tương lai.

Phát triển bé trong một môi trường giáo dục tốt

Phát triển bé trong một môi trường giáo dục tốt

Theo học ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC NHẬT BẢN IZUMI ngoài những kiến thức về Tinh hoa Ngôn ngữ Nhật Bản, khả năng tính toán và tập trung vượt trội với lớp Magic Cube –  Soroban Tư duy đa chiều, phát triển óc sáng tạo với lớp Phép màu Khoa học…song song đó, bé còn được khám phá về văn hóa Nhật Bản,những phong tục tập quán, thói quen của người Nhật, qua “Câu lạc bộ Văn hóa Xứ Mặt trời mọc“, từ đó dần hình thành thói quen ngoan ngoãn, biết đối nhân xử thế, tự mình tìm hiểu thế giới xung quanh, có mô thức kỷ luật và phát triển cân bằng năng lực logic (não trái) và năng lực cảm xúc (não phải), thích ứng nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Links tham khảo các khóa học :

Japanese – Tinh hoa ngôn ngữ Nhật Bản

Magic Cube – Soroban tư duy đa chiều

Wander Science  – Phép màu khoa học

Active Power – Khai sáng trí tuệ 

Nguồn: Choicungbe

FEATURED TOPIC