Mâm cúng về nhà mới: Bước đầu mới cho cuộc sống hạnh phúc

Bạn vừa chuyển đến căn nhà mới và muốn tổ chức lễ mâm cúng về nhà mới nhưng không biết chuẩn bị như thế nào, lễ nhập trạch là gì, cúng về nhà mới có ý nghĩa gì và cách tiến hành ra sao? Đừng lo, trong bài viết này, Phê Decor sẽ hướng dẫn bạn cách chuẩn bị mâm cúng về nhà mới chuẩn 2023.

1. Mâm cúng về nhà mới là gì?

Mâm cúng về nhà mới (hay còn gọi là Lễ nhập trạch) là một trong những nghi lễ đã tồn tại từ xa xưa và truyền qua nhiều thế hệ người Việt. Sau khi mua bán nhà đất, gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng về nhà mới để cầu mong bình an, sự che chở và bảo vệ gia đình trong thời gian tới. Lễ cúng về nhà mới có thể áp dụng cho cả trường hợp chuyển nhà, chuyển phòng, chuyển công ty…

Mâm cúng về nhà mới

Nguồn gốc của lễ nhập trạch liên quan đến tín ngưỡng tâm linh và tín ngưỡng tổ tiên của người Việt. Đây là nghi lễ quan trọng cuối cùng trong ba nghi lễ khi xây nhà của người Việt từ xưa.

2. Phong tục thờ mâm cúng về nhà mới

Lễ nhập trạch là một nghi lễ quan trọng, đòi hỏi gia chủ phải tuân theo các quy định cổ truyền:

  • Dọn đến nhà mới phải chọn ngày giờ tốt (hoàng đạo) để công việc, cuộc sống gia chủ suôn sẻ, thuận lợi.
  • Đồ đạc phải do người trong gia đình tự tay dọn chuyển sang đến nhà mới. Phải chuyển đồ trước khi nhập trạch, trước khi cúng dọn nhà mới.
  • Bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên phải do gia chủ tự tay chuẩn bị và mang đến nhà mới. Những thành viên khác trong gia đình đi theo sau, tay cầm tiền của mang đến nhà mới.

3. Cách chọn ngày làm mâm cúng về nhà mới

Chọn ngày làm mâm cúng về nhà mới phải chọn được ngày tốt. Ngày nhập trạch cần hội tụ “thiên thời địa lợi”, như thế mới có thể mong được bề trên và tổ tiên chứng giám chở che, phù hộ cho gia đình thuận buồm xuôi gió trong cuộc sống.

Cách chọn ngày làm mâm cúng về nhà mới

Tránh được những vận hạn đen đủi. Sau đây là những cách chọn ngày cúng nhà mới phổ biến:

  • Chọn ngày hoàng đạo.
  • Chọn ngày cúng nhà mới theo ngũ hành.
  • Cho ngày nhập trạch theo tuổi.
  • Loại trừ ngày xấu.
  • Chọn ngày về nhà mới theo hướng nhà.

3.1 Cách chọn ngày hoàng đạo làm mâm cúng về nhà mới

3.1.1. Ngày hoàng đạo là gì?

Trong quan niệm thiên văn học cổ đại, hoàng đạo là quỹ đạo mà mặt trời di chuyển theo trong suốt một năm. Ngày hoàng đạo thường được coi là những ngày quan trọng và đặc biệt, bởi vì mặt trời di chuyển trên hoàng đạo trong suốt thời gian đó. Các ngày này có thể được xem là thời điểm mà sức mạnh và năng lượng của mặt trời được tôn vinh và tăng cường. Do đó, người ta thường chọn ngày hoàng đạo để tổ chức các hoạt động quan trọng như khai trương, cưới hỏi, hay làm nhà.

3.1.2. Cách chọn ngày hoàng đạo làm mâm cúng về nhà mới

Tương ứng với 6 cặp tháng trong năm sẽ có những ngày hoàng đạo sau (chỉ tính theo âm lịch):

  • Tháng 1 và tháng 7: Các ngày hoàng đạo gồm Tý, Sửu, Thìn, Tỵ, Mùi, Tuất.
  • Tháng 2 và 8: Các ngày hoàng đạo gồm Dần, Mão, Ngọ, Mùi, Dậu, Tý.
  • Tháng 3 và tháng 9: Các ngày hoàng đạo gồm Thìn, Tỵ, Thân, Dậu, Hợi, Dần.
  • Tháng 4 và 10: Các ngày hoàng đạo gồm Ngọ, Mùi, Tuất, Hợi, Sửu, Thìn.
  • Tháng 5 và 11: Các ngày hoàng đạo gồm Thân, Dậu, Tý, Sửu, Mão, Ngọ.
  • Tháng 6 và 12: Các ngày hoàng đạo gồm Tuất, Hợi, Dần, Mão, Tỵ, Thân.

3.2 Cách chọn ngày làm mâm cúng về nhà mới theo ngũ hành

Xét theo thuyết ngũ hành, những ngày hành Thủy hoặc hành Kim sẽ tốt nhất đối với mâm cúng về nhà mới. Bởi theo quan niệm phong thủy, Kim đại diện cho vàng bạc, Thủy đại diện cho nước. Điều đó có nghĩa là ngày nạy cực kỳ thuận lợi, giúp gia chủ tiền vào như nước.

Ngược lại, gia chủ không nên làm mâm cúng nhà mới vào những ngày mang mệnh Hỏa. Hoặc gia chủ cũng có thể chọn ngày hợp với mệnh của mình trong thuyết ngũ hành để cầu bình an và may mắn.

3.3 Cách chọn ngày làm mâm cúng về nhà mới theo tuổi

Khi chọn ngày làm mâm cúng về nhà mới, người ta thường xem xét tuổi của chủ nhà để đảm bảo ngày được chọn phù hợp với tuổi và mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia đình.

Vui lòng xem chi tiết trong bài viết

3.4 Cách loại trừ ngày xấu khi làm mâm cúng về nhà mới

Loại trừ ngày xấu cũng là một cách chọn ngày cúng về nhà mới hay.

Gia chủ nên tìm hiểu và tránh làm mâm cúng về nhà mới vào các ngày như Tam Nương (3/7/13/18/22/27 âm lịch), ngày Nguyệt Kỵ (5/14/23 âm lịch) và các ngày mồng Một, ngày Rằm.

3.5 Cách chọn ngày làm mâm cúng về nhà mới theo hướng nhà

Với cách chọn ngày này, gia chủ cần xác định đúng hướng của ngôi nhà và dựa vào đó để chọn ngày làm mâm cúng về nhà mới phù hợp.

Chọn ngày làm mâm cúng về nhà mới theo hướng nhà

  • Nhà ở hướng Đông thì nên tránh những ngày Tam hợp hành Kim như ngày Dậu, Sửu, Tỵ.
  • Nhà ở hướng Tây thì nên tránh những ngày Tam hợp hành Mộc như ngày Hợi, Mùi, Mão.
  • Nhà ở hướng Nam thì nên tránh những ngày Tam hợp hành Thủy như ngày Thân, Tý, Thìn.
  • Nhà ở hướng Bắc thì nên tránh những ngày Tam hợp hành Hỏa như ngày Tuất, Ngọ, Dần.

4. Chuẩn bị mâm cúng về nhà mới từ A đến Z

4.1 Chuẩn bị cho mâm cúng về nhà mới đơn giản

Mâm cúng về nhà mới là một trong những thủ tục quan trọng nhất để bước vào ngôi nhà mới. Mâm cúng cần đầy đủ các lễ phẩm như đồ ăn, hương hoa, ngũ quả. Có thể bày riêng các lễ phẩm này thành ba mâm khác nhau hoặc bày chung vào một mâm lớn.

Về ngũ quả:

  • Chuẩn bị 5 loại trái cây khác nhau, nên chọn những loại tươi, đẹp và phong cách trang trí. Có thể sử dụng các trái cây như táo, lê, nho, cam, quýt, chanh, đào, mận, dưa hấu, dứa, xoài, v.v.
  • Sắp xếp trái cây trên mâm cúng một cách đẹp mắt và gọn gàng. Có thể sắp xếp theo kiểu đối xứng hoặc theo ý thích của gia chủ.

Về hương hoa:

  • Chuẩn bị một bình hoa tươi, thường là hoa hồng, hoa huệ, hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa sen, hoa lan, hoa ly, hoa mẫu đơn, hoa dạ yến, v.v.
  • Đặt bình hoa tươi lên mâm cúng, có thể để ở giữa hoặc ở một vị trí tương đối trọng yếu trên mâm.

Về thức ăn chuẩn bị các món ăn phục vụ trong mâm cúng về nhà mới:

  • Bộ tam sên: Gồm thịt heo luộc, trứng luộc và tôm luộc.
  • Gà luộc: Có thể là một con gà nguyên con hoặc gà luộc đã chế biến thành các món ăn khác như gà xào, gà hấp, v.v.
  • Xôi: Có thể là xôi gấc, xôi mặn, xôi ngọt, hoặc xôi trắng.
  • Cháo: Có thể là cháo gà, cháo heo, cháo hến, hoặc cháo cá.
  • Mâm cỗ mặn: Chuẩn bị các món ăn đặc trưng theo vùng miền hoặc sở thích của gia chủ.
  • Đặt các món ăn lên mâm cúng một cách hài hòa và trang trọng.

Lưu ý: Tùy theo từng gia đình mà có thể chuẩn bị mâm cúng về nhà mới là đồ chay hoặc mặn đều được. Dù chọn cỗ chay hay mặn thì các lễ vật khác như bộ tam sên, gà luộc… vẫn cần phải chuẩn bị đầy đủ.

Ngoài những đồ đặt trên mâm cúng về nhà mới, cũng cần chuẩn bị các đồ liên quan như là:

  • Bếp (nên hoàn thiện trước).
  • Bàn thờ: Bao gồm các đồ bày trí như bát hương hay đồ cúng.
  • Đồ cúng để thực hiện lễ cúng về nhà mới, không cần cầu kỳ nhưng phải đầy đủ.
  • Lương thực như gạo, nước (thường tự lấy ở nhà mới) và đồ dùng tượng trưng (bàn ăn, ghế ăn, chổi, chiếu…).
  • Khi vào nhà mới, không nhất thiết là ai trong gia đình phải cầm vật dụng quan trọng hay đồ đạc gì giá trị. Nhưng ai cũng nên có đồ mang vào, không nên đi tay không. Người trong gia đình bất cứ tuổi nào đều có thể vào, không phải kiêng kỵ.

4.2 Vị trí đặt mâm lễ cúng nhập trạch

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật và mâm cúng về nhà mới, gia chủ sẽ đặt ở trung tâm ngôi nhà hoặc trên bàn thờ riêng nếu có. Đây cũng là vị trí có sinh khí tốt nhất và quan trọng nhất. Dù đặt mâm cúng về nhà mới ở đâu, cần đảm bảo không gian hành lễ sạch sẽ và thoáng đãng.

5. Thủ tục làm mâm cúng về nhà mới

Khi đã đến giờ hoàng đạo, mâm cúng về nhà mới sẽ được thực hiện lần lượt theo các bước như sau:

  • Đốt lò than và đặt ngay tại cửa ra vào.
  • Chủ nhà bước qua lò than đầu tiên, khi bước thì chân trái đi trước và chân phải theo sau. Tay gia chủ cần theo bát hương và bài vị gia tiên.
  • Các thành viên trong gia đình lần lượt bước qua lò than, tay cầm các đồ vật may mắn đã chuẩn bị trước đó.
  • Gia chủ ngay khi bước vào nhà thì bật tất cả điện và mở mọi cánh cửa của ngôi nhà để khai thông khí, đánh thức ngôi nhà. Cùng lúc này các thành viên khác trong gia đình sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thần Tài – Thổ địa, bày mâm cúng nhập trạch ở giữa nhà và hướng về phía hợp với mệnh của gia chủ.
  • Tiếp đó, gia chủ thắp nhang và đọc văn khấn về nhà mới. Đọc văn khấn thần linh trước, văn khấn gia tiên đọc sau. Trong lúc đó, các thành viên còn lại của gia đình chắp tay nghiêm trang và đứng ở một nơi.
  • Sau khi đã đọc xong văn khấn, gia chủ sẽ bật bếp và nấu nước pha trà. Tốt nhất nên để nước sôi khoảng 5 – 7 phút rồi mới tắt bếp. Trà sau khi pha sẽ được dâng lên mâm cúng và mời mọi người trong nhà cùng thưởng thức. Việc này có ý nghĩa khai hỏa, tạo sức sống cho ngôi nhà mới.
  • Đợi khi nhang gần tan hết thì tiến hành hóa vàng, rồi dùng rượu rưới lên tàn tro.
  • Gia chủ nên giữ lại 3 hũ muối, gạo, nước để sau này đặt vào bàn thờ Táo quân.
  • Lúc này lễ cúng vào nhà mới xem như đã hoàn tất, các thành viên trong gia đình có thể mang đồ đạc vào trong nhà và sắp xếp lại như ý muốn.
  • Sau khi đã dọn dẹp đồ đạc xong xuôi gia đình cần phải làm lễ tạ Phật, các vị thần linh và tổ tiên để gia trang được bình yên, an lành.

6. Văn khấn mâm cúng về nhà mới

Khi chuyển về nhà mới, văn khấn cho mâm cúng về nhà mới gồm 2 phần: Văn khấn thần linh và văn khấn gia tiên. Trong đó, nên đọc văn khấn thần linh trước khi đọc văn khấn cho gia tiên. Nội dung bài văn khấn nên trình bày mong muốn của gia chủ và xin phép thần linh được chuyển nhà/vào nhà mới, chuyển bàn thờ đến nơi ở mới.

7. Các lưu ý đi kèm khi làm mâm cúng về nhà mới

Khi làm mâm cúng về nhà mới, cần lưu ý những điều sau để đảm bảo mọi việc được thuận lợi:

  • Thời gian chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời bắt đầu lặn, tránh chuyển nhà vào buổi tối.
  • Nếu làm mâm cúng về nhà mới để lấy ngày, chưa chuyển đồ vào ngay thì sau khi làm lễ gia chủ nên ngủ lại một đêm ở nhà mới.
  • Khi làm mâm cúng về nhà mới đối với nhà chung cư, cần hỏi kỹ có được phép đốt lò than hay không. Thông thường các chung cư cần phải đảm bảo các quy tắc về an toàn phòng cháy chữa cháy nên sẽ không cho phép đốt lò than. Khi đó bạn có thể bỏ qua bước này, việc lược bỏ này sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả làm mâm cúng về nhà mới.
  • Trong buổi lễ mâm cúng về nhà mới, nếu muốn xua đuổi tà khí và tẩy uế cho căn nhà, giúp không khí lưu thông thì bạn chỉ cần mua một ít thảo mộc, trầm hương để đốt hoặc xông khắp nhà, lưu ý các ngõ ngách và nơi ẩm thấp.
  • Phụ nữ mang thai không nên tham gia vào lễ mâm cúng về nhà mới. Trong trường hợp cần thiết thì người phụ nữ phải dùng một chiếc chổi mới quét hết mọi vật trong nhà trước khi chuyển.
  • Khi vào nhà mới vật đầu tiên mang vào nhà thường chiếu hoặc đệm đang sử dụng. Sau đó là bếp lửa (bếp ga, bếp dầu). Không nên mang bếp điện vì bếp điện có tinh và không có tướng, tức chỉ có nhiệt mà không có ngọn lửa, chổi quét nhà, gạo, nước… và chuẩn bị lễ vật cúng Thần linh trước để xin nhập trạch và xin phép được rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.
  • Nếu chỉ nhập trạch để lấy ngày tốt mà chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ phải ngủ lại một đêm ở nhà mới.
  • Sau khi Gia chủ khấn Thần linh xong thì làm lễ cáo yết Gia tiên rồi gia đình mới dọn dẹp đồ đạc.
  • Sau khi dọn xong, để cầu bình yên, toàn gia phải tổ chức lễ bái tạ thần Phật, các vị thánh thần và tổ tiên.

8. Các điều kiêng kỵ khi chuyển về nhà mới

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, gia chủ nên tránh những việ

FEATURED TOPIC