Cha Mẹ Ly Hôn: Mẫu Đơn Trình Bày Nguyện Vọng Của Con

Sau khi cha mẹ ly hôn, quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình vẫn thuộc về cha mẹ.

Vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ và quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được, Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con từ đủ 7 tuổi trở lên thì được tự chọn người chăm sóc mình khi cha mẹ ly hôn?

Căn cứ vào quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, sau khi ly hôn cha mẹ sẽ tự thỏa thuận người trực tiếp nuôi con và làm trọn nghĩa vụ của người cha, người mẹ với các con. Trường hợp không thỏa thuận được, Tòa sẽ dựa vào các điều kiện và quyền lợi của mỗi bên để quyết định người nuôi con sao cho con có môi trường phát triển tốt nhất.

Nếu con dưới 36 tháng tuổi, mẹ sẽ là người trực tiếp nuôi con trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con hoặc vợ chồng đã có thỏa thuận khác phù hợp hơn với lợi ích của con thì Tòa án sẽ xem xét lại.

Trường hợp con đã đủ từ 7 tuổi trở lên thì cha mẹ phải xem nguyện vọng của con xem con sẽ muốn chung sống với ai. Sau đó cha mẹ và Tòa án sẽ cùng xem đâu là quyền lợi tốt nhất dành cho con.

Con từ đủ 7 tuổi trở nên thì cha mẹ cần xem nguyện vọng của con

Nguyên tắc lấy ý kiến của trẻ đủ 7 tuổi khi cha mẹ ly hôn

Dưới đây là những nguyên tắc khi lấy ý kiến của trẻ khi cha mẹ ly hôn:

  • Việc lấy ý kiến của trẻ phải đảm bảo thân thiện, phù hợp với lứa tuổi, tâm lý, khả năng nhận thức, mức độ trưởng thành của trẻ.
  • Phải giữ bí mật cá nhân của trẻ.
  • Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ.
  • Phương pháp lấy ý kiến phải căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của trẻ để quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng.

Thủ tục nộp đơn trình bày nguyện vọng của con

Khi hai vợ chồng ly hôn, có thể nộp đơn trình bày nguyện vọng của con kèm theo hồ sơ ly hôn gửi lên Tòa hoặc bổ sung trong quá trình hòa giải.

Đối với ly hôn thuận tình: Hai vợ chồng đã thỏa thuận được quyền nuôi con kèm thêm đơn trình bày nguyện vọng của con, Tòa sẽ công nhận sự thỏa thuận này. Nếu vợ chồng thỏa thuận con ở với cha nhưng nguyện vọng của con lại muốn ở với mẹ, Tòa sẽ xem xét, tiến hành hòa giải hoặc chuyển qua trường hợp đơn phương ly hôn.

Trường hợp đơn phương ly hôn: Khi nhận được đơn trình bày nguyện vọng, Tòa sẽ xem xét nguyện vọng của con và điều kiện về mọi mặt của cha mẹ dành cho con. Từ đó, Tòa sẽ quyết định ai là người có quyền trực tiếp nuôi con.

Mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn

Mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn

Tải mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con tại đây:

Hướng dẫn viết mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con

Mẫu đơn này không có mẫu sẵn, bạn có thể tham khảo mẫu ở trên hoặc đánh máy/viết tay. Cha mẹ hoặc người lớn có thể giúp con đánh máy một cách trung thực và khách quan nhất theo đúng nguyện vọng của con, sau đó cho con ký ở cuối văn bản.

Cách viết mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con:

  1. Điền thông tin của con gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, họ tên cha, mẹ, tên trường, lớp.
  2. Trình bày nguyện vọng của con.

Ví dụ: Con là con của bố… và mẹ …, từ trước đến nay gia đình con sống rất hạnh phúc nhưng gần đây cha mẹ thường xuyên cãi nhau và hiện cha mẹ không còn sống chung nhà. Con được biết là cha mẹ đã gửi đơn ly hôn ở Tòa án. Nếu cha mẹ con ly hôn, con xin được ở với mẹ vì mẹ luôn quan tâm, chăm sóc con. Còn cha hay la mắng, đánh mẹ và con nên con không muốn được ở cùng cha.

  1. Cuối cùng, cho con ký tên và có sự xác nhận của cha mẹ.

Có thể giành quyền nuôi con khi con không có nguyện vọng sống cùng không?

Thực tế, ý kiến của con chỉ mang tính định hướng, tham khảo, và đơn trình bày nguyện vọng của con chỉ là một phần để Tòa xem xét và quyết định ai là người có quyền trực tiếp nuôi dưỡng.

Luật chỉ quy định xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên, nghĩa là trong quá trình phán quyết ai sẽ là người nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán sẽ hỏi ý kiến của con thông qua đơn trình bày nguyện vọng của con để dựa vào đó và các điều kiện khác để xác định ai có quyền nuôi con. Việc quyết định ai có quyền trực tiếp nuôi con còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thu nhập, chỗ ở, thời gian chăm sóc con,… của mỗi bên để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con.

Nguyện vọng của con chỉ là một phần để Tòa xem xét ai là người trực tiếp nuôi con

Nếu con không muốn sống cùng, vẫn có thể giành quyền nuôi con nếu chứng minh được bạn có khả năng nuôi con tốt hơn, đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho con.

Một số điều kiện giành quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn có thể kể đến như:

  • Chứng minh thu nhập hàng tháng, có nơi ở ổn định, có tài sản,… để tạo điều kiện cho con về học tập, vui chơi, sinh hoạt,…
  • Chứng minh được có đủ thời gian để giáo dục con cũng như chăm sóc, dạy dỗ, dành tình cảm cho con.
  • Chứng minh luôn có đầy đủ tư cách đạo đức để nuôi dạy con.
  • Có thể chứng minh đối phương không đủ điều kiện để giành quyền nuôi con như: Không dành thời gian chăm sóc con, thường xuyên có hành vi bạo lực, không có thu nhập ổn định,…

Dịch vụ tư vấn pháp lý về hôn nhân và gia đình

Hãy để Công ty Luật LHLegal giúp bạn giải quyết những vướng mắc xoay quanh việc ly hôn, giành quyền nuôi con, tranh chấp tài sản chung,… với dịch vụ tư vấn pháp luật hôn nhân online LHLegal.

LHLegal sở hữu đội ngũ Luật sư và cộng sự chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.

Liên hệ ngay với LHLegal thông qua những cách thức sau để được hỗ trợ nhanh nhất:

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

  • Website: https://luatsulh.com/
  • Facebook: Luật sư LHLegal
  • Youtube: Luật sư LHLegal
  • Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
  • Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
  • Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
FEATURED TOPIC