Bạn có muốn tìm hiểu về sơ đồ nguyên lý và nguyên lý hoạt động của mạch điện? Hãy cùng tôi khám phá các bí quyết để thành công trong việc lắp đặt và vận hành mạch điện.
Bước tiếp theo: Nguyên lý hoạt động của mạch điện
1. Sơ đồ nguyên lý
Hình 12.3. Sơ đồ mạch điện của tủ, quầy lạnh đông hở
Bạn đang xem: Sơ đồ nguyên lý và nguyên lý hoạt động của mạch điện: Bí quyết thành công!
2. Nguyên lý hoạt động
Khi cấp nguồn cho mạch, đồng thời timer và máy nén có điện. Máy nén hoạt động, timer cũng bắt đầu đếm thời gian. Sau một thời gian máy nén làm việc, nhiệt độ buồng lạnh giảm dần đạt nhiệt độ cài đặt của cảm biến nhiệt âm (SL), tiếp điểm cảm biến nhiệt âm sẽ đóng lại. Khi Timer đếm đủ thời gian cài đặt, Timer sẽ chuyển tiếp điểm từ chân 4 qua chân số 2 nối nguồn cho điện trở xả đá (ĐTXĐ), đồng thời ngắt nguồn qua máy nén. Trong quá trình xả đá, Timer vẫn hoạt động để đếm thời gian xả đá. Khi quá trình xả đá kết thúc, Timer sẽ tự động chuyển tiếp điểm từ chân 2 về lại chân 4 cấp nguồn cho máy nén hoạt động trở lại.
Trong quá trình xả đá, nếu đá tan hết nhiệt độ buồng lạnh tăng cao mà cảm biến nhiệt âm không mở tiếp điểm ra được thì lúc này cầu chì nhiệt sẽ ngắt nguồn qua điện trở xả đá.
Lắp đặt mạch điện
- Dựa vào sơ đồ mạch điện chuẩn bị các thiết bị.
- Tiến hành kiểm tra toàn bộ các thiết bị điện có trong mạch điện.
- Lắp đặt mạch điện theo sơ đồ.
- Kiểm tra thông mạch, ngắn mạch trước khi vận hành.
Vận hành mạch điện
- Kiểm tra điện áp nguồn.
- Kiểm tra các mối nối dây điện và các rắc cắm vào lốc.
- Kẹp Ampe kìm vào nguồn.
- Vận hành mạch điện và quan sát giá trị dòng điện thực tế, nghe tiếng động của máy có gì bất thường.
- Dừng máy khẩn cấp khi tiếng máy hoạt động không bình thường hoặc giá trị dòng điện thực tế cao hơn giá trị dòng điện định mức.
Sửa chữa mạch điện
STT Triệu chứng Nguyên nhân Sữa chữa
1 Máy nén không làm việc Rơ le thời gian hỏng Kiểm tra, sữa chữa hoặc thay thế mới
Rơ le khởi động hỏng Kiểm tra, sữa chữa hoặc thay thế mới
Thermostat hỏng Kiểm tra, sữa chữa hoặc thay thế mới
Động cơ máy nén hỏng Kiểm tra, sữa chữa hoặc thay thế mới
Dây dẫn điện bị đứt Kiểm tra chỗ bị đứt và thay lại
Rơ le bảo vệ hỏng Kiểm tra, sữa chữa hoặc thay thế mới
2 Bộ phận xả đá không làm việc Rơ le thời gian hỏng Kiểm tra, sữa chữa hoặc thay thế mới
Điện trở xả đá bị hỏng Kiểm tra, thay thế mới Van điện từ xả đá hỏng Kiểm tra, sữa chữa hoặc
thay thế Cảm biến nhiệt âm không
đóng tiếp điểm Kiểm tra, thay thế mới Cầu chì nhiệt bị đứt Kiểm tra, thay thế mới
3 Quạt không hoạt động Động cơ bị hỏng Kiểm tra, sữa chữa hoặc thay thế
Công tắc cửa bị hỏng Kiểm tra, sữa chữa hoặc thay thế
Dây dẫn điện bị đứt Kiểm tra chỗ bị đứt và thay lại
4 Đèn không sáng Công tắc cửa bị hỏng Kiểm tra, sữa chữa hoặc thay thế
Đèn bị hỏng Kiểm tra, thay thế
5 Đèn luôn sáng Công tắc cửa bị hỏng Kiểm tra, sữa chữa,thay thế
*Các bước và cách thức thực hiện công việc:
-
THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, VẬT TƯ:
(Tính cho một ca thực hành gồm 20HSSV)
TT Loại trang thiết bị Số lượng
1 Các thiết bị điện cần thiết theo sơ đồ mạch điện (đèn, nút nhấn, thermostat, timer, máy nén, điện trở xả đá, quạt, cầu chì nhiệt, cảm biến nhiệt âm, điện trở sấy, rơ le khởi động, rơ le bảo vệ quá dòng) 10 bộ
2 Tủ, quầy lạnh đông hở 10 bộ
3 Bộ đồ nghề điện lạnh chuyên dụng 10 bộ
4 Am pe kìm 10 bộ
6 Đồng hồ Mê gôm 5 chiếc
7 Giẻ lau, dây điện, công tắc, áp tô mát, đèn tín hiệu. 10 bộ
8 Xưởng thực hành 1 -
QUI TRÌNH THỰC HIỆN:
2.1. Qui trình tổng quát:
STT Tên các bước công việc Thiết bị, dụng cụ, vật tư Tiêu chuẩn thực hiện công việc Lỗi thường gặp, cách khắc phục
1 Lắp đặt mạch điện – Tủ, quầy lạnh đông hở. – Các thiết bị điện cần thiết theo sơ đồ mạch điện (đèn, nút nhấn, thermostat, timer, máy nén, điện trở xả đá, quạt, cầu chì nhiệt, cảm biến nhiệt âm, điện trở sấy, rơ le khởi động, rơ le bảo vệ quá dòng) – Bộ dụng cụ cơ khí, dụng cụ điện, đồng hồ đo điện, Am pe kìm – Dây nguồn 220V – 50Hz, dây điện, băng cách điện, … – Phải thực hiện đúng qui trình cụ thể ở mục 2.2.1. – Không kiểm tra thiết bị trước khi lắp mạch. – Lắp đặt các thiết bị trong mạch không đúng.
2 Vận hành mạch điện – Tủ, quầy lạnh đông hở đã được lắp mạch điện hoàn chỉnh. – Bộ dụng cụ cơ khí, dụng cụ điện, đồng hồ đo điện, Am pe kìm. – Phải thực hiện đúng qui trình cụ thể ở mục 2.2.2. – Không thực hiện đúng qui trình, qui định; – Không chuẩn bị chu đáo các dụng cụ, vật tư -
- Qui trình cụ thể:
2.2.1. Lắp đặt mạch điện:
- Qui trình cụ thể:
- Dựa vào sơ đồ mạch điện chuẩn bị các thiết bị.
- Tiến hành kiểm tra toàn bộ các thiết bị điện có trong mạch điện.
- Lắp đặt mạch điện theo sơ đồ.
2.2.2. Vận hành mạch điện:
- Kiểm tra điện áp nguồn.
- Kiểm tra thông mạch, ngắn mạch trước khi vận hành.
- Dùng Ω kế (để Ω kế ở thang đo x1) đo điện trở của phích cắm điện:
- Nếu kim của Ω kế đứng yên (chỉ giá trị ∞ )⇨ mạch điện đang bị hở⇨không cấp điện.
- Nếu kim của Ω kế chỉ số 0⇨ mạch điện bị chập⇨không cấp điện.
- Nếu kim của Ω kế chỉ một giá trị nào đó⇨ cấp điện
- Kiểm tra các mối nối dây điện và các rắc cắm vào thiết bị.
- Kẹp Ampe kìm vào nguồn.
- Đo dòng làm việc bằng Ampe kìm, so sánh với các thông số định mức của tủ, nghe tiếng động của máy có gì bất thường.
- Ghi chép các thông số kỹ thuật của tủ, quầy vào sổ tay, vở, hoặc nhật ký vận hành.
- Dừng máy khẩn cấp khi tiếng máy hoạt động không bình thường hoặc giá trị dòng điện thực tế cao hơn giá trị dòng điện định mức.
*Bài tập thực hành của học sinh, sinh viên:
- Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư.
- Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 3 – 4 SV thực hành trên 1 loại tủ, sau đó luân chuyển sang các loại tủ, quầy kiểu khác, cố gắng sắp xếp để có sự đa dạng đảm bảo tối thiểu: 01 tủ, quầy mỗi kiểu cho mỗi nhóm sinh viên.
- Thực hiện qui trình tổng quát và cụ thể.
- Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:
Mục tiêu Nội dung Điểm
Kiến thức – Vẽ được sơ đồ nguyên lý mạch điện của tủ, quầy lạnh đông hở; Trình bày được nhiệm vụ của các thiết bị điện trong mạch. – Trình bày được nguyên lý làm việc của mạch điện của tủ, quầy lạnh đông hở.
Kỹ năng – Vận hành được các mạch điện của tủ, quầy lạnh đông – Gọi tên được các thiết bị trong mạch điện của tủ, quầy lạnh đông hở, ghi được các thông số kỹ thuật của các tủ, đọc đúng được các trị số.
Thái độ – Cẩn thận, lắng nghe, ghi chép, từ tốn, thực hiện tốt vệ sinh công nghiệp
*Tổng 10
- Ghi nhớ:
- Sơ đồ nguyên lý và nguyên lý làm việc mạch điện của các loại tủ, quầy lạnh đông hở.
- Các thao tác và trình tự trong quá trình lắp đặt và vận hành mạch điện.
- Xác định được các nguyên nhân và cách khắc phục các sự cố liên quan trong mạch điện của các loại tủ, quầy lạnh đông hở.
Bài 13
Lắp đặt hệ thống lạnh thương nghiệp
Mục tiêu
- Xác định được quy trình lắp đặt máy.
- Lắp đặt theo bản vẽ thi công.
- Lắp được máy đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, thời gian.
- Sử dụng dụng cụ, thiết bị đúng kỹ thuật, an toàn.
- Cẩn thận, chính xác, nghiêm chỉnh thực hiện theo quy trình.
Nội dung
Các bước và cách thức thực hiện công việc
Nguồn: https://izumi.edu.vn/
Danh mục: Tài liệu điện