Rất nhiều bạn đọc thắc mắc về tỳ hưu, liệu con nào là đực và con nào là cái? Câu hỏi này gây lúng túng cho nhiều người, rất khó để phân biệt chúng? Dưới đây sẽ phân tích một cách chi tiết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn.
Tỳ hưu có phân biệt đực cái hay không?
Nếu quan điểm “tỳ hưu không phân biệt con đực với con cái” là đúng, thì tại sao trên thị trường lại có các mẫu cặp tỳ hưu cõng con với cõng vàng và tỳ hưu hồ lô với bắp cải. Trong đó tỳ hưu cõng con, tỳ hưu bắp cải đại diện cho con cái; tỳ hưu cõng vàng, tỳ hưu hồ lô đại diện cho con đực. Phải chăng đây chỉ là nhu cầu của con người, mong muốn tỳ hưu có đôi có cặp?
Bạn đang xem: Cách nhận biết tỳ hưu đực và cái, ý nghĩa của chúng như thế nào?
Điều này không được thuyết phục cho lắm, vì nhu cầu tín ngưỡng tâm linh đều dựa trên các yếu tố xác thực hoặc truyền thuyết dân tộc. Vậy rõ ràng khi con người có nhu cầu về tỳ hưu đực cái nghĩa là nó có thật hoặc đã được thừa nhận.
Còn theo các chuyên gia phong thuỷ thì tất cả đều khẳng định, tỳ hưu có con đực và con cái. Mỗi con lại có những ý nghĩa và cách sử dụng khác nhau. Thậm chí trong các tài liệu, sách tham khảo được thông qua thẩm định về nội dung cũng đề cập tới vấn đề này.
Cụ thể, tại “Phong Thuỷ Toàn Thư” của tác giả Hồng Phượng do nhà xuất bản Thanh Hoá biên soạn có hướng dẫn về việc hoá giải ngũ hoàng đại sát bằng cách đặt một cặp tỳ hưu ở cửa chính hướng về phía sát tinh bay tới. Con đực thì đặt bên trái, con cái thì đặt bên phải.
Hay “Linh Vật Cát Tường Phong Thuỷ” của tác giả Khánh Linh do nhà xuất bản Hồng Đức biên soạn cũng đề cập đến cách trưng bày hai con tỳ hưu đực trong nhà thì phải một con to, một con nhỏ. Đại kị nhất là hai tỳ hưu đực bằng kích thước nhau, vì khí đó chúng sẽ cắn nhau và phản thương lên chủ nhân.
Đọc đến đây chắc hẳn mọi người đã hiểu, tỳ hưu cũng có phân biệt ra con đực và con cái rồi.
Ý nghĩa tỳ hưu đực cái trong phong thuỷ
Ý nghĩa của tỳ hưu đực cái trong phong thuỷ cũng giống như hầu hết các linh vật khác. Được xây dựng dựa trên quan điểm của người Á Đông xưa về vai trò NAM – NỮ đối với gia đình, xã hội.
Trong đó “Nam trượng phu dã, tòng điền, tòng lực, ngôn nam dụng lực ư điền dã”. Giải tự nghĩa là “Đàn ông vốn bậc trượng phu, là người có sức lực, phải ra đồng làm việc nặng nhọc”. Theo cách chơi chữ của người Trung Quốc thì chữ chữ nam (男) hợp bởi chữ điền (田), chữ lực (力) đã nói rõ ý nghĩa đó.
Và “Nữ, phụ nhân dã”, giải tự nghĩa là “Người nữ được gọi là phụ nữ”. Chữ nữ (女) viết theo cách tượng hình, với hình ảnh người phụ nữ ngồi quỳ gối, hai tay đặt trước ngực. Giống với kiểu ngồi truyền thống của người phụ nữ Nhật Bản hiện nay vẫn duy trì. Qua đó cho ta thấy người phụ nữ là người nhu mì, ôn nhu, tòng thuận.
Còn người phụ nữ trong gia đình thì được miêu tả “Phụ, phục dã, tòng nữ, trì trửu sái tảo”. Giải tự nghĩa là “Phụ nữ phải phục vụ gia đình, thuận theo chồng, người phụ nữ, tay biết cầm chổi quét dọn”. Người xưa phân công rất rõ về vai trò của nam – nữ, nam thì chủ ngoại và nữ chủ nội.
Tỳ hưu cũng vậy, nếu dùng để chiêu tài thì con đực có trách nghiệm hút lộc, con cái giữ của. Nếu dùng trấn sát thì con đực diệt sát tinh, con cái tạo vượng khí ổn định gia đình.
Mặc dù phân chia nhiệm vụ rõ ràng như vậy nhưng không có nghĩa bắt buộc phải bày trí tỳ hưu có đôi, có cặp mới phát huy hết hiệu quả chúng đem lại. Tuỳ theo tính thực tế và mục đích sử dụng chúng ta có thể lựa chọn đơn lẻ, một cặp hay nhiều cặp.
Ví dụ, sử dụng vòng đeo tay tỳ hưu thì không thể nào yêu cầu đủ đực, đủ cái được. Thay vào đó đàn ông thì nên đeo tỳ hưu cái, phụ nữ thì nên đeo tỳ hưu đực. Đây cũng là cách để cân bằng âm – dương, đem lại trạng thái năng lượng tốt nhất cho gia chủ.
Ngoài ra, để có phong thuỷ tốt thì phải vận hành, kết hợp hài hoà nhiều yếu tố, nhiều vật phẩm khác nhau. Tỳ hưu chỉ là một trong những điều đó, vì vậy mọi người không nên sa đà quá vào vai trò đực, cái của chúng. Chỉ cần hiểu và áp dụng tổng thể cho cuộc sống thường ngày được tốt nhất mà thôi.
Cách phân biệt tỳ hưu đực và tỳ hưu cái
Để phân biệt con đực với con cái cần dựa vào quan niệm “Nam tả, nữ hữu” của người xưa. Tức “Đàn ông tính trái, phụ nữ tính phải”.
Quan niệm này bắt nguồn từ thần thoại về Bàn Cổ của người Trung Quốc. Theo cuốn ngũ vận lịch niên ký có ghi chép rằng “khi biến thành tiên mắt trái của Bàn Cổ hóa thành mặt trời, mắt phải hóa thành mặt trăng”. Trong dân gian lưu truyền “nam tả nữ hữu” cũng từ đó mà ra.
Có thể nói đây là quan niệm có lịch sử lâu đời và được vận dụng nhiều trong cuộc sống. Như sinh hoạt đời thường, nghi lễ văn hoá tâm linh hay kể cả xem chỉ tay, đặt di ảnh thờ,…
Vì vậy để phân biệt tỳ hưu đực với tỳ hưu cái mọi người chỉ cần nhìn vào chân để nhận biết. Chân trái bước lên trước tức là giới tính đực. Chân phải bước lên trước tức là giới tính cái. Không chỉ tỳ hưu mà tất cả các linh vật phong thuỷ đều dựa vào chi tiết này để xác định.
Còn trong trường hợp tượng tỳ hưu có hai chân để bằng nhau thì sẽ dựa vào chi tiết đầu và đuôi. Nếu đầu hoặc đuôi của tỳ hưu nghiêng sang phải thì đó là con đực. Đầu hoặc đuôi của tỳ hưu nghiêng sang trái thì đó là con cái. Chỉ đơn giản là vậy thôi.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về tỳ hưu và phong thuỷ, hãy truy cập Izumi.Edu.VN để có thông tin chi tiết và chính xác nhất.
Phong thuỷ là một lĩnh vực phức tạp, sâu sắc và thú vị. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về cách phân biệt tỳ hưu đực cái và ý nghĩa của chúng. Hãy áp dụng kiến thức này vào cuộc sống hàng ngày để tạo ra một môi trường sống tốt đẹp và thuận lợi cho bạn và gia đình.
Nguồn: https://izumi.edu.vn/
Danh mục: Kinh nghiệm sống