VnDoc xin gửi đến các bạn bài văn khấn mẫu đền Đông Cuông đầy đủ nhất cũng như cách sắm lễ khi đến đền Đông Cuông để thành tâm dâng lễ mẫu đền Đông Cuông.
- Mẫu hợp đồng gia công cơ khí năm 2024: Bí kíp thành công cho doanh nghiệp
- Quy chế lương thưởng cho doanh nghiệp: Các bước xây dựng mẫu và thực hiện
- Hợp đồng chuyển nhượng kiot: Bí kíp thành công cho việc chuyển nhượng cửa hàng
- Tự làm mẫu file nhập xuất kho bằng Excel miễn phí 2023 – Tiết kiệm thời gian và công sức!
- Mẫu bảng chấm công năm 2024 theo chuẩn quy định kế toán
1. Vị trí Đền Mẫu Đông Cuông trong thờ Mẫu Thượng Ngàn
Theo các thần tích về Mẫu Thượng Ngàn, Đền Đông Cuông là nơi Mẫu giáng sinh và ngự. Trong niềm tin tâm linh của các đệ tử Đạo Mẫu, Đền Đông Cuông có vị trí vô cùng quan trọng, là nơi ngự chính và nơi giáng sinh của Mẫu Thượng ngàn.
Bạn đang xem: Văn khấn mẫu Đông Cuông – Những bí mật tâm linh chưa kể
2. Sắm lễ mẫu Đông Cuông
Theo phong tục từ xa xưa, khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên mang những lễ vật. Lễ vật có thể to hoặc nhỏ, ít hoặc nhiều, quan trọng nhất vẫn là có tâm. Lễ chay như hương, hoa quả, oản để đang hương cũng được, bạn cũng có thể mua tại nơi thờ Thánh Mẫu.
Lễ Chay: trong lễ chay bạn cần chuẩn bị hương hoa, trà, quả, phẩm oản… để dùng khi lễ ban Phật, Bồ Tát. Lễ chay cũng thường được dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
Lễ Mặn: đồ trong lễ mặn bao gồm: đồ chay có hình gà, lợn, giò, chả…Vì trong khi tạ lễ thì nên ăn chay.
3. Văn khấn Mẫu Thượng Ngàn Đông Cuông
4. Một số sự tích về đền mẫu Đông Cuông
-
Trong Kiến Văn Tiểu Lục quyển X mục “Linh tích” thời hậu Lê, cụ Lê Quý Đôn viết: “Văn Châu, một người thuyền hộ xã Kính Chủ, huyện Thanh Ba (nay thuộc địa phận Lâm Thao- Phú Thọ) là học trò Hiệu như Nguyễn Đình Kính. Giữa niên hiệu Bảo Thái (1720 – 1729) đi buôn ở Đông Quang (nay thuộc huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái) bến sông này có miếu thờ Đông Quang Công Chúa vẫn nổi tiếng anh linh. Tục truyền Công Chúa là vợ Đại vương miếu Ngọc Tháp huyện Sơn Vi (sau đổi là huyện Lâm Thao). Một hôm trời đã tối, Văn Châu thấy một người từ trong miếu Đông Quang đi ra đến chỗ thuyền đỗ, gọi tên mình và bảo rằng: “Khi thuyền nhà ngươi trở về qua miếu Ngọc Tháp, phiền nhà ngươi nói giúp là kính tạ Đại vương, Chúa bà đã sinh con trai rồi, gửi lời về báo để đại vương biết”. Nói xong liền biến mất. Đường thuỷ mà thuyền buồm đi từ Đông Quang đến Ngọc Tháp phải ba, bốn ngày, thế mà ngày hôm ấy, Văn Châu bắt đầu đi từ sáng sớm mà đến giờ Thân đã tới Ngọc Tháp (chỗ này núi đá mọc nhô ra bến sông như hình ruột ốc, miếu ở trên núi, bên cạnh miếu có chùa Lăng Nghiêm) Văn Châu theo lời thầy dặn, đứng ở đầu thuyền nói lại rồi đi”.
-
Thần Tích của dòng mo họ Hà coi việc giữ đền và tế tự chép: ” Đông Quang Công Chúa là Lê Thị Kiểm. Bà là vợ ông Hà Văn Thiên, người Tày Đông Cuông được triều đình giao cai quản vùng Đông Cuông và ngoại vi. Ông Thiên, hậu duệ của Hà Đặc, Hà Bổng (Trại chủ Quy Hoá) bị hy sinh trong chiến tranh chống quân Nguyên. Ông bà sinh hạ được một con trai. Khi Ông tạ thế, bà Kiểm và con trai ở lại Đồng Cuông rồi mất tại đấy. Dân lập miếu thờ ông bên Ghềnh Ngai (hữu ngạn sông Hồng) và thờ hai mẹ con bà bên tả ngạn, đối diện với miếu”.
-
Trong nhân dân hai xã Đông Cuông và Ngòi A lưu truyền một huyền thoại: Ở xóm Đá Ôm, thôn Đồng Dẹt, xã Đông Cuông có một giếng nước sâu trong vắt. Giếng ở chân gò, nơi chúa họ Cầm ở (tù trưởng bộ tộc Tày). Một hôm, con gái tù trưởng là Cầm Thị Lả (Cầm Thị Lê) ra giếng gội đầu. Lỡ tay đánh rơi lược xuống giếng, nàng vội nhào theo vớt lược. Lược chẳng thấy chỉ thấy đáy giếng lộ ra một con đường rộng, sâu hút. Nàng theo đường ấy, đi mãi đến Thuỷ Cung rồi gặp Long Vương lấy làm chồng và sinh hạ được một con trai. Nhớ nhà, nàng bế con trở lại dương thế và hứa với Long Vương hàng năm sẽ xuống thăm chồng một lần và chỉ đi một mình không đem con đi cùng. Giếng Đồng Dẹt trở thành giếng thần. Tháng Giêng ngày Mão, xã chọn thanh niên chưa vợ đi tát sạch giếng để lọc lấy nước trong thanh khiết cúng lễ.
Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích về văn khấn mẫu Đông Cuông.
Nguồn: https://izumi.edu.vn/
Danh mục: Biểu mẫu