Văn Khấn Xin Rút Chân Nhang Bàn Thờ Gia Tiên: Bí Quyết Đón Năm Mới An Lành

Vào mỗi dịp cuối năm, việc dọn dẹp bàn thờ gia tiên là một việc làm không thể thiếu. Tuy nhiên, trước khi rút chân nhang, chúng ta cần đọc văn khấn để xin phép thần linh và ông bà gia tiên. Sau đây là bài văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ gia tiên mà bạn nên lưu lại để sử dụng trong những dịp cần thiết.

Tại sao cần rút chân nhang bàn thờ gia tiên?

Lau dọn bàn thờ gia tiên và bao sái bát hương là việc vô cùng quan trọng để không gian thờ tự luôn sạch sẽ và linh thiêng. Bên cạnh đó, đây cũng là cách để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn và sự trân trọng đối với các vị thần linh và ông bà gia tiên.

Ngoài ra, việc bao sái bát hương còn giúp xua đuổi tà khí và vận hạn để khởi đầu một năm mới an lành và may mắn. Vì vậy, rút chân nhang thường được thực hiện vào những ngày cuối cùng của năm mới. Tuy nhiên, trước khi thực hiện việc này, chúng ta cần đọc văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ gia tiên.

Văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ gia tiên
Hình ảnh minh họa

Sau một thời gian dài thờ cúng, bát hương sẽ đầy lên và gây rơi rụng hương xuống mặt bàn thờ. Điều này không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ mà còn gây khó khăn cho những lần thắp hương sau này.

Theo quan niệm phong thủy, bát hương quá đầy không tốt cho vận hạn của gia chủ, vì nó cản trở luồng khí tốt lưu thông trong không gian. Bởi vậy, việc bao sái bát hương trên bàn thờ gia tiên cần được thực hiện đúng quy trình để tránh phạm phải những điều cấm kỵ có thể gây ảnh hưởng xấu đến gia đình.

Lý do cần đọc văn khấn rút chân nhang bàn thờ gia tiên?

Theo quan niệm thờ cúng của người Việt, bát hương là nơi trú ngụ của các vị thần linh và ông bà gia tiên nên không được phép tự ý xê dịch khi không có sự cho phép. Thậm chí, nếu để động để gây cản trở đường công danh, sự nghiệp cũng như sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Rút chân nhang
Rút chân hương cần phải được thực hiện một cách cẩn thận, chu đáo

Do đó, trước khi rút chân nhang trên bàn thờ gia tiên, chúng ta cần đọc văn khấn bằng sự thành tâm của mình. Văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ gia tiên được sử dụng để xin phép các vị tiền nhân được rút tỉa chân nhang và lau dọn xung quanh bát hương.

Thời gian rút chân nhang

Nhiều gia đình cho rằng không có quy định cụ thể về thời gian tỉa chân hương. Tuy nhiên, thời điểm rút chân nhang đẹp nhất là sau khi cúng ông Công ông Táo, tức ngày 23 tháng Chạp. Đây được xem là ngày tốt để dọn dẹp “chỗ ngồi” cho ông bà gia tiên sau một năm dài.

Lưu ý, không nhất thiết phải đợi đến cuối năm mới thực hiện việc bao sái bát hương. Trong suốt năm, nếu thấy bát hương đã đầy, chúng ta có thể lau dọn và đọc văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ gia tiên như bình thường.

Cách tỉa chân nhang chuẩn nhất

Người tỉa chân nhang cũng như đọc văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ gia tiên có thể là chủ nhà hoặc người trực tiếp chăm sóc hương khói và việc cúng lễ trong nhà. Trước khi tỉa chân hương, cần tắm rửa sạch sẽ, mặc đồ lịch sự và tôn nghiêm.

Tỉa chân nhang đúng cách
Tỉa chân nhang đúng cách để không phạm phải điều kỵ gây ảnh hưởng đến gia đạo

Ngoài ra, chúng ta cần chuẩn bị một số vật dụng như sau:

  • Rượu mới, gừng sạch: Rửa sạch gừng, giã nát và hòa vào rượu.
  • 1 tấm vải sạch.
  • 2 khăn sạch.
  • Chậu nước sạch.

Các bước tỉa chân nhang chi tiết:

  • Thắp hương, đọc văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ gia tiên. Sau khi hương đã cháy hết, mới tiến hành rút chân nhang. Trong trường hợp vừa làm lễ tiễn Táo Quân về trời và vừa mới thắp hương xong, chỉ cần đọc văn khấn và chờ hương cháy hết, không cần thắp nhang mới.
  • Đặt một tấm vải sạch gần bát hương để đựng chân nhang. Một tay giữ chặt bát hương, tay còn lại nhẹ nhàng rút từng chân nhang và để lên tấm vải bên cạnh.
  • Rút cho đến khi số chân nhang còn lại là số lẻ như 3, 5, 7, 9.
  • Dùng một chiếc khăn sạch đã thấm rượu gừng để lau sạch xung quanh bát hương.
  • Chân nhang sau khi rút sẽ được hóa thành tro và thả ở nơi sông, suối. Không được để tro vào thùng rác hay những nơi ô uế, không thanh tịnh.

Sau khi đọc văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ gia tiên, chúng ta cũng có thể xin phép rửa lại chén nước, chén rượu, bình hoa, mâm bồng rồi dùng khăn khô lau lại.

Văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ gia tiên

Đọc văn khấn xin rút chân nhang trên bàn thờ gia tiên
Đọc văn khấn xin rút chân nhang trên bàn thờ gia tiên

Dưới đây là mẫu văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ gia tiên đầy đủ và chính xác nhất mà bạn có thể tham khảo:

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con xin tấu lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần.
Con xin tấu lạy Ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con xin tấu lạy các cụ tổ tiên nội - ngoại, chư vị tiên linh.

Tín chủ con là: [Tên của bạn]
Chú tại: [Địa chỉ của bạn]

Hôm nay là ngày [Ngày] tháng [Tháng] năm [Năm], tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa được chu toàn, khiến ám hương có chút bụi bẩn, chưa được thanh tịnh, xanh yên.

Tín chủ con kính cáo với các chư vị gia tiên chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay, xin cho phép tín chủ chúng con được sái tịnh để bàn thờ được trang nghiêm nhất. Rất mong chư vị chứng giám và gia hộ.

Mong các vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho chúng con lau dọn được khang trang mỹ hảo cho hương án được an chính vị, cho phần âm được an yên, cho gia cư được lạc thổ. Cho cung tài không động, cung lộc không hao. Xin chư vị gia tiên phù hộ.

Tín chủ con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành. Nếu có bất cứ điều gì si mê lầm lỡ, kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá.

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Như vậy, văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ gia tiên phải được chuẩn bị một cách chu toàn để chứng giám lòng thành và nghe được lời cẩn cáo. Bên cạnh đó, nếu không có các bài cúng chuẩn, chúng ta vẫn nên thành tâm cúng nôm, không thể chỉ vì không biết cúng mà tiến hành rút chân nhang mà không xin phép.

FEATURED TOPIC