Danh sách các lệnh cơ bản trong CAD – Sử dụng 88 lệnh & 45 phím tắt AutoCAD

Chào các bạn! Bạn có thể tưởng tượng một thế giới không có AutoCAD và các lệnh trong CAD? Kỹ sư, kiến trúc sư sẽ phải làm việc cật lực để vẽ ra những bản thiết kế phức tạp. Nhưng từ năm 1982, khi John Walker và nhóm phát triển phiên bản đầu tiên của AutoCAD, phần mềm này đã thay đổi cách làm việc của nhiều ngành công nghiệp và thiết kế.

AutoCAD là một trong những chương trình vẽ kỹ thuật đầu tiên chạy trên máy tính cá nhân và cho đến ngày hôm nay, nó vẫn là công cụ mạnh mẽ để thiết kế cả 2D và 3D. Bạn sẽ không thể bỏ qua AutoCAD bởi các lệnh cơ bản trong CAD đã giúp bạn tạo ra những bản vẽ kỹ thuật chất lượng.

Dưới đây là danh sách các lệnh cơ bản trong CAD và phím tắt thông dụng:

I. Lệnh cơ bản để dựng hình trong CAD

  • L – Line: Vẽ đoạn thẳng
  • PL – Polyline: Vẽ đa tuyến (các đoạn thẳng liên tiếp)
  • Rec – Rectang: Vẽ hình chữ nhật
  • C – Circle: Vẽ đường tròn
  • PO – Point: Vẽ điểm
  • POL – Polygon: Vẽ đa giác đều
  • EL – Ellipse: Vẽ hình elip
  • A – Arc: Vẽ cung tròn
  • ML – MLine: Tạo ra các đường song song

II. Lệnh cơ bản để thiết lập và quản lý trong CAD

  • Op – Options: Quản lý cài đặt mặc định
  • UN – Units: Đơn vị bản vẽ
  • DS – Drafting Settings: Cửa sổ quản lý các thiết lập bắt điểm, Dynamic Input,…
  • La – Layer: Quản lý hiệu chỉnh layer
  • LW – LWeight: Khai báo hay thay đổi chiều dày nét vẽ
  • TH – Thickness: Tạo độ dày cho đối tượng

III. Lệnh cơ bản để hiệu chỉnh đối tượng trong AutoCAD

  • AL – ALign: Di chuyển, xoay, scale
  • AR – ARray: Sao chép đối tượng thành dãy trong 2D
  • BR – Break: Xén 1 phần đoạn thẳng giữa 2 điểm chọn
  • CHA – ChaMfer: Vát mép các cạnh
  • Co, Cp – Copy: Sao chép đối tượng
  • DIV – Divide: Chia đối tượng thành các phần bằng nhau
  • E – Erase: Xoá đối tượng
  • EX – Extend: Kéo dài đối tượng
  • F – Fillet: Tạo góc lượn, bo tròn góc
  • M – Move: Di chuyển đối tượng
  • MA – Matchprop: Sao chép các thuộc tính từ 1 đối tượng này sang 1 hay nhiều đối tượng khác
  • MO – Properties: Hiệu chỉnh các thuộc tính
  • MI – Mirror: Lấy đối tượng qua 1 trục
  • Ro – Rorate: Xoay đối tượng
  • S – Stretch: Kéo dài, thu ngắn tập hợp của đối tượng
  • SC – Scale: Phóng to, thu nhỏ theo tỷ lệ
  • P – Pan: Di chuyển tầm nhìn trong model (có thể dùng con lăn chuột nhấn giữ)
  • PE – PEdit: Chỉnh sửa các đa tuyến
  • TR – Trim: Cắt xén đối tượng
  • Z – Zoom: Phóng to thu nhỏ tầm nhìn
  • X – Explode: Phá khối

IV. Cách lệnh cơ bản trong CAD buộc phải biết để đo kích thước

  • D – Dimension: Quản lý và tạo kiểu đường kích thước
  • Dli – Dimlinear: Ghi kích thước thẳng đứng hay nằm ngang
  • Dal – Dimaligned: Ghi kích thước xiên
  • Dan – Dimangular: Ghi kích thước góc
  • Dra – Dimradius: Ghi kích thước bán kính
  • Ddi – DimDiameter: Ghi kích thước đường kính
  • Dco – Dimcontinue: Ghi kích thước nối tiếp
  • Dba- Dimbaseline: Ghi kích thước song song
  • DED – DIMEDit: Chỉnh sửa kích thước
  • DI – Dist: Đo khoảng cách và góc giữa 2 điểm

V. Cách lệnh cơ bản về diện tích và khối trong CAD

  • AA – ARea: Tính diện tích và chu vi
  • BO – Boundary: Tạo đa tuyến kín
  • ATT – ATTDef: Định nghĩa thuộc tính
  • ATE – ATTEdit: Hiệu chỉnh thuộc tính Block
  • B – BLock: Tạo Block
  • I – Insert: Chèn khối
  • -I – – Insert: Chỉnh sửa khối được chèn
  • H – BHatch: Vẽ mặt cắt
  • -H – -Hatch: Vẽ mặt cắt
  • HE – Hatchedit: Hiệu chỉnh mặt cắt

VI. Cách lệnh về tạo chữ ghi chú trong CAD

  • ST – Style: Tạo các kiểu ghi văn bản
  • DT – Dtext: Ghi văn bản
  • T hoặc MT – MText: Tạo ra 1 đoạn văn bản

VII. Nhóm lệnh cơ bản dùng trong CAD 3D

  • 3A – 3DArray: Sao chép thành dãy trong 3D
  • 3DO – 3DOrbit: Xoay đối tượng trong không gian 3D
  • 3F – 3DFace: Tạo bề mặt 3D
  • 3P – 3DPoly: Vẽ đường PLine không gian 3 chiều
  • DO – Donut: Vẽ hình vành khăn
  • EXT – Extrude: Tạo khối từ hình 2D
  • IN – Intersect: Tạo ra phần giao giữa 2 đối tượng
  • REV – Revolve: Tạo khối 3D tròn xoay
  • SHA – Shade: Tô bóng đối tượng 3D
  • SL – Slice: Cắt khối 3D
  • SO – Solid: Tạo ra các đa tuyến có thể được tô đầy
  • SU – Subtract: Phép trừ khối
  • TOR – Torus: Vẽ xuyến
  • UNI – Union: Phép cộng khối
  • VP – DDVPoint: Xác lập hướng xem 3D
  • WE – Wedge: Vẽ hình nêm, chêm
  • HI – Hide: Tạo lại mô hình 3D với các đường bị khuất

VIII. Các lệnh khác bạn cần biết

  • AP- Appload: Quản lý ứng dụng lsp, vba mở rộng
  • FI – Filter: Chọn lọc đối tượng theo thuộc tính
  • LE – Leader: Tạo ra đường dẫn chú thích
  • LEN – Lengthen: Kéo dài/thu ngắn đối tượng bằng chiều dài cho trước
  • LO – Layout: Tạo Layout
  • MV – MView: Tạo ra cửa sổ động
  • LT – Linetype: Hiển thị hộp thoại tạo và xác lập các kiểu đường
  • LTS – LTSCale: Xác lập tỷ lệ đường nét
  • R – Redraw: Làm mới màn hình
  • REG – Region: Tạo miền
  • RR – Render: Hiển thị vật liệu, cây, cảnh, đèn… của đối tượng
  • XR – XRef: Tham chiếu ngoại vào các file bản vẽ

Đó là danh sách các lệnh cơ bản trong CAD mà bạn cần biết. Bạn có thể sử dụng phím tắt để dễ dàng thao tác trên bàn phím. Nếu bạn có thêm yêu cầu, hãy để lại bình luận dưới đây để chúng tôi có thể chia sẻ thêm nhé.

Được tài trợ bởi Izumi.Edu.VN – Trung tâm đào tạo AutoCAD hàng đầu tại Việt Nam.

Thông tin liên hệ: https://izumi.edu.vn

FEATURED TOPIC