Chào mừng bạn đến với Izumi.Edu.VN! Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập môn Vật lý cho học sinh lớp 8. Đề thi hôm nay là đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 8 huyện Việt Yên, Bắc Giang năm 2014 – 2015. Đề thi này đã được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải. Đề thi này sẽ giúp các bạn học sinh lớp 8 ôn tập và nâng cao kiến thức Vật lý, chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Mời các bạn tham khảo!
Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 8
Thông tin về đề thi:
Bạn đang xem: Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 8 huyện Việt Yên, Bắc Giang – Thư
- Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2014 – 2015.
- Môn thi: Vật lý lớp 8.
- Ngày thi: 3/4/2015.
- Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
Câu 1. (4,0 điểm)
Cho hai xe cùng xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 60 km, chuyển động đều và cùng chiều. Xe thứ nhất khởi hành từ A đến B với vận tốc 30 km/h, xe thứ hai khởi hành từ B với vận tốc 40 km/h.
a. Tính khoảng cách giữa hai xe sau 1 giờ kể từ lúc xuất phát.
b. Sau khi xuất phát được 1 giờ, xe thứ nhất tăng tốc và đạt đến vận tốc 50 km/h. Hãy xác định thời điểm xe thứ nhất đuổi kịp xe thứ hai, khi đó hai xe cách A bao nhiêu km.
c. Xác định thời điểm hai xe cách nhau 10 km.
Câu 2. (4,0 điểm)
Hai khối hộp đặc, không thấm nước có thể tích bằng nhau và bằng 1000 cm3 được nối với nhau bởi một sợi dây nhẹ không co dãn thả trong nước. Cho trọng lượng của khối hộp bên dưới gấp bốn lần trọng lượng của khối hộp bên trên. Khi cân bằng thì một nửa khối hộp bên trên bị ngập trong nước. Hãy tính:
a. Trọng lượng riêng của các khối hộp.
b. Lực căng của sợi dây.
c. Cần phải đặt lên khối hộp bên trên một vật có trọng lượng nhỏ nhất là bao nhiêu để cả hai khối hộp đều chìm trong nước. Biết các vật không trạm vào đáy và thành bình.
Câu 3. (4 điểm)
Đưa một vật khối lượng m = 200 kg lên độ cao h = 10 m người ta dùng một trong hai cách sau:
a. Cách 1: Dùng hệ thống gồm một ròng rọc cố định, một ròng rọc động có hiệu suất là 83,33%. Hãy tính lực kéo dây để nâng vật lên.
b. Cách 2: Dùng mặt phẳng nghiêng dài l = 12 m, lực kéo vật lúc này là F2 = 1900 N và vận tốc kéo là 2 m/s. Tính độ lớn lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng, hiệu suất của mặt phẳng nghiêng, công suất kéo.
Câu 4. (4 điểm)
Ống hình trụ A có tiết diện S1 = 6 cm2, chứa nước có chiều cao h1 = 20 cm và ống hình trụ B có tiết diện S2 = 14 cm2, chứa nước có chiều cao h2 = 40 cm. Hai ống được nối với nhau bằng một ống ngang nhỏ có khóa, mở khóa để hai ống thông nhau.
a. Tìm chiều cao mực nước mỗi ống.
b. Đổ vào ống A lượng dầu m1 = 48 g. Tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai nhánh. Cho biết trọng lượng riêng của nước và dầu lần lượt là: dn = 10000 N/m3, dd = 8000 N/m3.
c. Đặt vào ống B một pít tông có khối lượng m2 = 56 g. Tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai nhánh.
Câu 5. (4 điểm)
a. Có một bình tràn, một bình chứa, một lực kế, một ca nước, dây buộc, một vật nặng có móc treo và chìm trong nước. Hãy nêu các bước tiến hành thí nghiệm xác định độ lớn lực đẩy Ác-si-mét.
b. Có 1 cốc thủy tinh không có vạch chia độ và chưa biết khối lượng, một cái cân Rôbécvan và hộp quả cân có số lượng và khối lượng của các quả cân hợp lý, một chai nước đã biết khối lượng riêng của nước là Dn và khăn lau khô và sạch. Hãy nêu các bước tiến hành thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một chất lỏng X.
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 8
Các bạn có thể tìm hiểu đáp án chi tiết cho từng câu hỏi trong đề thi trên nhé. Chúc các bạn ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới!
Nguồn: https://izumi.edu.vn
Nguồn: https://izumi.edu.vn/
Danh mục: Tài liệu lý