Cách viết Sớ Cầu Bình An đầy đủ và chính xác nhất

Đã từ lâu, việc viết Sớ Cầu Bình An khi đi chùa đã trở thành một phong tục văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Viết sớ giúp trình bày những mong ước của chúng ta một cách tường thuật và chính xác hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách viết sớ cầu bình an đầy đủ và chính xác nhất cũng như những điều cần chú ý khi đi chùa cầu bình an. Hãy cùng mình tìm hiểu nhé!

I. Sớ là gì?

Sớ là một hình thức viết trên giấy có ý nghĩa tôn kính, được sử dụng để cầu xin những điều tốt lành từ các vị thần linh. Sớ thường được sử dụng trong các nghi lễ cúng bái ở các nơi thờ cúng như đình, chùa, miếu. Sớ cầu bình an là một loại sớ phổ biến, được dùng để cầu mong sự bảo trợ, may mắn và an lành cho bản thân, gia đình và xã hội. Sớ cầu bình an có thể thay thế cho những lời khấn niệm và được đặt trên bàn thờ.

Lưu ý: Sớ cầu bình an có thể được viết bằng nhiều loại chữ khác nhau, nhưng phổ biến nhất là chữ Nôm, chữ Hán và chữ Nho.

II. Hướng dẫn cách viết sớ cầu bình an đầy đủ nhất

Để biết cách viết sớ cầu bình an đúng chuẩn, hãy tham khảo bước hướng dẫn dưới đây:

1. Hình thức của lá sớ cầu bình an

  • Lá sớ cầu bình an thường bắt đầu bằng “phục dĩ” và kết thúc bằng “thiên vận”.
  • Lề trên bỏ 8 phân (khoảng 4cm), lề dưới bằng đường kiến chạy, lề trước bỏ khoảng bằng một bàn tay, lề sau không quan trọng.
  • Không để trống dòng, không để chữ “Tử” trên cùng, không để chữ “Sinh” dưới cùng.
  • Một chữ không thành dòng, tên người không chia hai dòng.

2. Bố cục của lá sớ cầu bình an

  • Phần đầu tiên: Bắt đầu bằng hai chữ “phục dĩ”, sau đó là một câu văn theo thể phú, nói về lý do hoặc hoàn cảnh dâng sớ.
  • Phần ghi địa chỉ: Tiếp theo là hai chữ “viên hữu”, sau đó là “Việt Nam quốc, … tỉnh, … huyện, … xã thôn”. Hai chữ “y vu” hoặc “nghệ vu” được đặt ở cuối dòng địa chỉ. Nơi dâng sớ được ghi ở đầu cột kế.
  • Phần lý do dâng sớ: Có hai chữ “thượng phụng” nằm dưới tên nơi dâng sớ của phần 2. Đầu cột tiếp theo là dòng “Phật, Thánh hiến cúng… thiên tiến lễ…”. Chữ cuối cùng là “sự”. Tên Phật, tên Thánh và danh hiệu của các ngài trong sớ sẽ được viết cao thêm 1 chữ.
  • Phần đại danh: Có câu “kim thần tín chủ (hoặc đệ tử)” tiếp theo đến họ tên người dâng sớ. Nếu có nhiều loại sớ thì còn ghi thêm tuổi, bản mệnh, sao, cung bát quái nào,… Khi viết sớ cho nhiều người hoặc đại diện gia đình, hãy thêm chữ “đẳng” vào. Cuối phần này là những chữ “tức nhật mạo (hoặc ngương) can”.
  • Phần tán thán: Nói rõ hơn về lý do dâng sớ. Kết câu bằng “Do thị kim nguyệt cát nhật. Sở hữu sớ văn, kiền thân thượng tấu”.
  • Phần thỉnh Phật Thánh: Đoạn này bắt đầu bằng hai từ “cung duy” để tôn kính các vị thần. Sau đó là hồng danh của các vị, các ngài. Ở dưới mỗi hồng danh sẽ có các chữ: “Tòa hạ” (dành cho Phật), “Vị tiền” (dành cho Thánh, Thần, các bộ hạ các ngài), “Cung khuyết hạ” (dành riêng cho những vị Tiên).
  • Phần thỉnh cầu: “phục nguyện” là 2 chữ mở đầu.
  • Phần nguyện cầu: Đoạn văn biền ngẫu nói về mong ước, nguyện cầu với các bậc bề trên sẽ ban bình an, ân huệ cho bản thân và gia đình. Kết thúc bằng câu “Đãn thần hạ tình vô nhậm. Kích thiết bình doanh chi chí. Cẩn sớ”.
  • Phần cuối cùng: Ghi giờ, ngày, tháng, năm và kết thúc bằng “… thần khấu thủ thượng sớ”.

3. Cách viết sớ cầu bình an

  • Nếu không biết viết chữ Hán, Nôm, Nho, bạn có thể tìm đến các sư thầy, thầy nho ở chùa để nhờ họ viết giúp. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các bài văn khấn mẫu có sẵn. Các văn khấn mẫu này thường được bán nhiều ở các chùa, các cửa hàng bán đồ thờ cúng. Bạn chỉ cần đọc theo và điền thông tin, nêu ra mong muốn của mình là được.

III. Làm sao nhận biết một lá sớ đẹp khi không biết chữ?

Việc nhận biết một lá sớ đẹp có thể khó khi bạn không biết đọc chữ Hán, Nôm, Nho. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận biết lá sớ đẹp thông qua các yếu tố khác như giấy, bút, mực, cách trình bày và bao đựng sớ.

IV. Bài văn khấn chữ Nôm cầu bình an khi đi chùa

Nếu bạn không biết cách viết sớ bình an, bạn có thể tìm kiếm những bài khấn Nôm sẵn có ở chùa hoặc cửa hàng đồ thờ. Sau đây là một bài khấn Nôm khi mong an lành:

Con kính lạy chín phương trời, mười phương đất.
Con lạy chư Phật mười phương cùng mười phương chư Phật.

Con xin thành tâm kính lạy chư vị Bồ Tát, chư vị Hiền Thánh Tăng; Thiên Long Bát Bộ; Hộ pháp Thiên thần.

Tín chủ con là:…

Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày…tháng…năm…

Tín chủ con thành tâm đảnh lễ dâng hương hoa, phẩm oản và sớ trạng lên cửa thập phương thường trụ Tam Bảo

Tín chủ con thành tâm kính lễ

Đức Phật A Di Đà - giáo chủ cõi Tây Phương cực lạc
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - giáo chủ của cõi Ta Bà (cõi đau khổ)
Đức Phật Dược Sư Lưu Ly - giáo chủ cõi phương Đông
Đức Thiên Thủ, Thiên Nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn; linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.

Kính lạy Hộ pháp thiên thần, chư thiên Bồ Tát, kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con. Con nguyện được…(bình an, công danh, tài lộc, hóa giải nạn kiếp…)

Nguyện xin chư vị chấp kỷ, chứng giám cho con được tránh được kiếp nạn, vạn sự đều tốt lành, sở cầu được như ý, sở nguyện được tòng tâm.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành xin được phù hộ độ trì.

V. Khi nào thì nên viết sớ cầu bình an?

Một năm có nhiều dịp để bạn đến chùa cầu nguyện cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, dịp đầu năm mới luôn là thời điểm đặc biệt và ý nghĩa nhất. Đó là lúc một năm mới bắt đầu, khi bạn có thể viết sớ cầu mong cho một năm mới tràn đầy niềm vui, hạnh phúc, an lành và may mắn.

VI. Những điều cần lưu ý khi đi chùa, đền, miếu để dâng sớ

Khi đến các nơi tôn giáo như chùa, đền, miếu để cầu an, hãy tuân thủ các nguyên tắc về tâm linh và đảm bảo sự trang trọng, kính cẩn. Dưới đây là những điều cần lưu ý:

  • Mặc quần áo lịch sự, kín đáo, gọn gàng, sạch sẽ.
  • Đến chùa để cầu an thì chỉ nên cầu sức khỏe, bình yên. Còn muốn cầu tình duyên, công danh, tài lộc thì nên đến đình đền để cầu khấn.
  • Chỉ nên thắp hương tại các đỉnh được bố trí ở bên ngoài.
  • Công đức tùy tâm khi dùng đồ lễ ăn uống.
  • Không nên nói chuyện ầm ĩ, thô tục, đùa giỡn.
  • Không nên dâng đồ ăn mặn mà chỉ nên dùng đồ ăn chay, hương hoa, bánh kẹo, trái cây,…
  • Không nên chụp ảnh, quay phim đền chùa một cách tùy tiện.
  • Không nên cắm hương vào tay tượng, đồ lễ, gốc cây.
  • Không nên đi dép, hút thuốc, nhai trầu khi vào khu vực phật.
  • Không nên đi cắt ngang mặt của người đang hành lễ ở chùa.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu biết thêm về sớ cầu bình an và cách viết sớ cầu bình an đầy đủ. Ngoài việc biết cách soạn thảo sớ cầu bình an, hãy có lòng thành và tâm ý lễ Phật để nguyện cầu mong ước của bạn sẽ trở thành hiện thực, tâm hồn sẽ bình an và cuộc sống sẽ hạnh phúc.

Xem thêm: Izumi.Edu.VN

FEATURED TOPIC