Nên thờ tượng Phật nào trong nhà?

Bạn đã bao giờ tự hỏi nên thờ tượng Phật nào trong nhà để mang lại sự may mắn và an lành cho gia đình chưa? Mỗi vị Phật đều mang một ý nghĩa tâm linh khác nhau, vì vậy hôm nay chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của từng vị Phật để có thể lựa chọn phù hợp.

Ý nghĩa thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát

Trong kinh phật, Quan Thế Âm Bồ Tát hiện thân trong nhiều hình dạng khác nhau để cứu độ chúng sinh qua các hoạn nạn nhất là nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát thường được tạo hình dưới hình dạng nữ thể hiện sự từ bi luôn an ủi, khuyên can chúng sinh sống có đức. Luôn giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống. Nơi nào có khổ ải, buồn đau thì Phật bà đều xuất hiện để cứu giúp.

Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát.

Ý nghĩa thờ tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là người dám từ bỏ ngai vàng, phú quý, giàu sang để đi tìm chân lý của cuộc đời với bao khó khăn, đói khổ và đã giác ngộ, giải thoát bản thân khỏi thế tục. Thờ tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thể hiện sự giác ngộ của gia chủ: thành tâm hướng thiện, muốn giải thoát mình khỏi các thói xấu tham sân si ở đời và muốn cầu cho gia đạo luôn được an lành, tâm thanh tịnh.

Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Ý nghĩa thờ tượng Phật A Di Đà

Phật A Di Đà có công đức rất lớn và hạnh nguyện rất quảng đại. Ngài có nhân duyên hóa độ chúng sinh ở thế giới này rất nhiều. Mong muốn cho chúng sinh vượt khỏi kiếp lầm than của những cái khổ, sinh, già, bệnh, chết. Đức Phật A Di Đà đến thế giới này với vai trò là một thế lực cứu độ chúng sinh, giúp chúng sinh tái sinh vào cõi cực lạc.

Tượng Phật A Di Đà

Ý nghĩa thờ tượng Phật Dược Sư

Đức Phật Dược Sư là một vị giác ngộ có lòng từ bi vĩ đại đối với tất cả chúng sinh. Ngài bảo vệ chúng sinh khỏi bệnh tật cả thể chất và tinh thần, những nguy hiểm, những chướng ngại trong cuộc sống, và giúp họ loại bỏ ba chất độc đó là sự dính mắc, hận thù và vô minh. Việc thờ tượng Phật Dược Sư có thể giúp chúng ta làm dịu những trở ngại cho việc đạt được hạnh phúc tạm thời, và cả hạnh phúc tối thượng của sự giác ngộ trọn vẹn.

Tượng Phật Dược Sư

Tùy theo sở thích và mục đích tâm linh của gia đình, bạn có thể thờ tượng Tam Thế Phật (A Di Đà – Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni – Di Lặc), hoặc Tây Phương Tam Phật (A Di Đà, Quan Thế Âm, Đại Thế Chí), hoặc chỉ đơn giản là hình tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật hay A Di Đà Phật và mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát. Hình tượng Phật, Bồ Tát nên chọn sao cho khuôn mặt, diện mạo cân đối, toát lên vẻ từ bi hỷ xả, trang nghiêm thoát tục.

Tùy tâm, có thể thờ Tam Thế Phật (A Di Đà - Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni - Di Lặc), hoặc Tây Phương Tam Phật (A Di Đà, Quan Thế Âm, Đại Thế Chí).

Khi thờ Phật, Bồ Tát, bàn thờ phải trang nghiêm, hàng ngày cần quét dọn, rút bớt chân hương, nếu hoa trái khô héo thì nên thay mới để cúng dường. Vào những ngày sóc vọng (ba mươi, mùng một – mười bốn, mười lăm âm lịch hàng tháng) thì nên sắm sanh nhang đèn, hoa trái trang nghiêm dâng cúng.

Nhớ rằng, thờ Phật phải thành tâm. Hãy giữ gìn ngũ giới, không sát sinh tại tư gia và cố gắng sống một cuộc sống tịnh dương. Thỉnh Phật về không chỉ đơn thuần là việc mua tượng, mà phải xuất phát từ sự thành tâm của mỗi Phật tử để lưu giữ ngọn đèn trí tuệ của các vị Phật. Hãy biết điều đúng sai, hướng thiện giúp ích cho đời.

Bài Viết Nổi Bật

Học Viện Phong Thủy Việt Nam

Đối tác cần mua lại website, xin vui lòng liên hệ hotline

Liên hệ quảng cáo: 0988 718 484 - Email: [email protected]

Địa chỉ: Số 20, TT6, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội

Web liên kết: Phật Phong Thủy