Thụy Sĩ – một trong số ít nước không thuộc Liên minh Châu Âu (EU) mặc dù nằm trong châu Âu. Vậy tại sao Thụy Sĩ không muốn tham gia Liên minh này? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
- Học cách giáo dục trẻ em về cảm xúc tại Hội thảo Nhật Bản
- Những Ngày Lễ Lớn Trong Năm Của Mỹ: Hòa Mình Vào Không Khí Lễ Hội Sôi Động!
- Tìm hiểu về đơn DS-260 xin visa định cư Mỹ năm 2023
- Tìm hiểu về việc làm ở Canada: Môi trường làm việc và kinh nghiệm xin việc
- Chìa khóa đến cơ hội định cư Canada và Châu Âu
Tại sao Thụy Sĩ không tham gia EU?
Thụy Sĩ nổi tiếng với chính sách trung lập. Quốc gia này luôn duy trì một trạng thái hòa bình, an ổn để phát triển kinh tế và xã hội. Trong khi các nước xung quanh tham gia EU để hưởng lợi từ các chính sách chung của liên minh, Thụy Sĩ lại không thể hiện sự quan tâm đến những quyền lợi này.
Bạn đang xem: Tại sao Thụy Sĩ không tham gia EU?
Trong lịch sử, Thụy Sĩ đã từng muốn gia nhập EU?
Vào năm 1992, Thụy Sĩ đã gửi một đơn xin gia nhập EU. Tuy nhiên, trong suốt 24 năm sau đó, quốc gia này không có động thái chính trị nào thích hợp để thúc đẩy việc gia nhập này. Thậm chí nhiều người dân của Thụy Sĩ còn không biết đến sự tồn tại của đơn xin gia nhập này. Nhiều người đã cho rằng đơn này là “đơn giả” hoặc không được sự đồng ý chính thức của chính phủ. Nhiều năm sau đó, Hội đồng quốc gia Thụy Sĩ đã đưa ra thông báo chính thức từ bỏ đơn xin gia nhập EU.
Đất nước Thụy Sĩ cũng đã tổ chức một số cuộc trưng cầu dân ý lớn để tham khảo ý kiến người dân xem họ có muốn tham gia EU hay không. Kết quả chỉ có 16% người dân ủng hộ ý kiến này, tức là 84% người dân Thụy Sĩ không tán thành việc nước mình tham gia Liên minh Châu Âu.
Sự lựa chọn của Thụy Sĩ luôn thể hiện kết quả thành công ngoài mong đợi khi quốc gia này vẫn duy trì được thành tích là một trong những đất nước giàu nhất thế giới, mức sống của người dân hàng đầu và luôn nằm trong top 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Vì vậy, không có động lực nào có thể thúc đẩy chính phủ và người dân Thụy Sĩ từ bỏ con đường mà họ đang gặt hái nhiều thành quả.
Những lý do Thụy Sĩ không muốn gia nhập EU
- Pháp luật: Khi tham gia EU, luật chung của liên minh sẽ có vị thế cao hơn luật lệ hiện hành của Thụy Sĩ. Vì vậy, khi có những vấn đề trọng yếu liên quan đến pháp luật xảy ra, chính phủ Thụy Sĩ sẽ không còn quyền quyết định theo ý mình nữa.
- Sự trung lập: Thụy Sĩ luôn tách bản thân mình tránh xa các xung đột và chiến tranh trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Nếu đất nước Thụy Sĩ tham gia EU, sẽ đồng nghĩa với việc Thụy Sĩ không duy trì được sự trung lập. Một khi tham gia liên minh châu Âu, Thụy Sĩ sẽ cần tuân theo những đường lối mà liên minh vẽ ra, trong đó có cả các quyết định về chiến tranh và chủ quyền.
- Thuế: Nếu tham gia EU, mức thuế thu nhập của người dân Thụy Sĩ sẽ tăng gấp đôi, từ 7.7% lên khoảng 15%. Điều này dẫn đến việc người dân Thụy Sĩ phải chịu mất đi một phần lớn thu nhập của họ. Nếu lựa chọn giữa mất nhiều hơn và ít hơn trong thu nhập, bạn sẽ chọn như thế nào?
- Duy trì hình thức kinh doanh trang trại gia đình: Mục tiêu của EU là biến trang trại gia đình thành nhà máy hoặc trang trại phục vụ nhà máy chứ không khuyến khích kinh doanh trang trại gia đình. Người Thụy Sĩ không thích điều này, họ vẫn muốn giữ nguyên hình thức kinh doanh cũ mặc dù có vẻ lỗi thời đối với EU nhưng lại mang lại hiệu quả kinh tế cao cho họ từ trước đến nay.
- Chính trị: Người Thụy Sĩ cho rằng quyết định chính trị nên là quyết định của đa số cử tri tham gia bầu cử chứ không phải là quyết định đơn phương của tầng lớp lãnh đạo chính trị. Nếu gia nhập EU, chính trị Thụy Sĩ sẽ bị kiểm soát bởi các lãnh đạo của liên minh. Người Thụy Sĩ vẫn còn ghi nhớ về những thoả thuận mà EU đã không thực hiện được với họ trong quá khứ khi Thụy Sĩ xây dựng đường bộ để thông thương với các nước liên minh châu Âu để đổi lấy các tuyến đường xe lửa mà liên minh EU hứa sẽ xây dựng cho họ. Tuy nhiên, kết quả là người Thụy Sĩ đã ngưng thi công tại biên giới này khi các quốc gia thuộc liên minh châu Âu không có ý định làm điều tương tự để đổi lấy quyền lợi mà họ nhận được.
- Các chính sách ràng buộc kinh tế: Thụy Sĩ là điểm đến an toàn với các nhà đầu tư nước ngoài bởi hệ thống ngân hàng của họ cực kỳ tân tiến, an toàn và tuyệt mật. Đất nước này hoàn toàn trung lập nên khách hàng lớn sẽ không quản ngại rủi ro sẽ xảy đến với tiền và tài sản của họ tại Thụy Sĩ. Tuy nhiên, với sự tham gia của Thụy Sĩ vào EU, các chính sách ràng buộc kinh tế sẽ khiến cho Thụy Sĩ mất vị thế trung lập và mất đi một lượng lớn các khách hàng lâu năm.
- Tiền tệ: Khi tham gia EU, Thụy Sĩ sẽ phải sử dụng đồng tiền chung châu Âu (EUR) làm tiền tệ, điều này làm cho giá trị đồng tiền CHF (Swiss Franc) của họ trở nên yếu thế. Trong khi hiện tại, đồng tiền CHF của Thụy Sĩ vẫn giữ được giá trị cao, thậm chí còn cao hơn USD.
Các thoả ước chung của Thụy Sĩ và liên minh châu Âu
Mặc dù quyết định cuối cùng của Thụy Sĩ vẫn là không tham gia EU, đất nước này vẫn ký kết một vài thoả ước đôi bên có lợi với liên minh này:
- Hiệp định Thương mại tự do năm 1972 tạo điều kiện giao thương hàng hóa và sản phẩm công nghiệp giữa các nước châu Âu.
- Hiệp định Bảo hiểm năm 1989 đã tự do hóa thị trường bảo hiểm.
- Hiệp định Song phương I năm 1999 đã thúc đẩy Thụy Sĩ theo hướng hội nhập kinh tế cùng liên minh EU sau quyết định không gia nhập Khu vực kinh tế Châu Âu (European Economic Area – EEA) năm 1992.
- Hiệp định Song phương II năm 2004 mở rộng hội nhập kinh tế cho các ngành công nghiệp chưa được xem xét trong Hiệp định Song phương I và thiết lập quan hệ hợp tác trên phương diện an ninh, tị nạn, môi trường và văn hóa.
Người dân Thụy Sĩ vẫn được tự do di chuyển trong các nước EU và ngược lại, các du học sinh Thụy Sĩ hoàn toàn có quyền tự do nhập cảnh đi tham quan ngắn ngày tại 26 quốc gia Schengen mà không cần phải làm visa riêng cho từng nước. Như vậy, Thụy Sĩ đã rất khôn khéo khi lựa chọn cho mình một hướng đi riêng có lợi cho đất nước và người dân Thụy Sĩ nói chung và chỉ tham gia một phần vào các chính sách hợp lí mà liên minh EU đưa ra.
Quyết định này đã khiến đất nước Thụy Sĩ duy trì được sự hùng mạnh và nền kinh tế vững chắc, không bị lay chuyển do các vấn đề nảy sinh tại liên minh châu Âu như sự kiện Brexit đã chấn động thế giới năm nào.
Nếu bạn muốn cập nhật thêm thông tin về đất nước Thụy Sĩ, đất nước con người Thụy Sĩ hay tham khảo thông tin về du học Thụy Sĩ ngành khách sạn, hãy liên hệ với Vinahure qua số hotline 03 4848 0000 để được tư vấn cụ thể.
Nguồn: Du Học Thụy Sĩ
Nguồn: https://izumi.edu.vn/
Danh mục: Tin Tức