Cầu siêu là một nghi lễ tâm linh quan trọng, giúp linh hồn người đã khuất thoát khỏi cảnh lang thang vất vưởng. Đồng thời, người ở lại cũng có cuộc sống thanh thản và an bình. Nhưng bạn có biết nguồn gốc của kinh cầu siêu và cách tụng kinh như thế nào không? Hãy cùng tìm hiểu tất tật mọi điều trong bài viết này.
1. Tại sao phải cầu siêu?
Lễ cầu siêu là hành động mang ý nghĩa tốt đẹp, thể hiện tấm lòng của con cháu dành cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Cầu có nghĩa là cầu nguyện, siêu có nghĩa là thoát. Chung quy lại, cầu siêu tức là cầu nguyện cho ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ được siêu thoát khỏi nơi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, chuyển kiếp về cõi Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà.
Bạn đang xem: Kinh cầu siêu – Cách làm lễ cúng cầu siêu để giải thoát linh hồn người đã khuất
Theo kinh điển, vong linh có thể thông tuệ rất nhiều lần khi còn sống, lúc này họ có thể đọc được suy nghĩ của người khác. Nếu biết được gia quyến không thực sự yêu thương mình, họ sẽ càng đau đớn, khổ sở và khó lòng siêu thoát.
2. Nguồn gốc của nghi lễ cầu siêu
Trong Kinh cầu siêu kể rằng, vì muốn báo hiếu mẹ, Đức Mục Kiền Liên đã sử dụng thần thông để soi khắp địa ngục và cõi Trời để tìm mẹ. Qua đó Ngài biết được mẹ đang bị đọa đày khổ sở, Ngài quyết tâm cầu xin Đức Phật tìm cách cứu mẹ.
Đức Phật khuyên rằng, hãy tu tập chư Tăng đọc kinh cầu siêu, tích lũy đầy đủ công đức, và cúng dường để cứu được mẹ thoát tội địa ngục. Cuối cùng Ngài cũng thực hiện được. Kể từ đó, nghi thức cầu siêu đã trở nên phổ biến, được Phật tử noi theo và nguyện cầu cứu khổ cho ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình.
3. Đối tượng nào mới đủ sức mạnh để cầu siêu?
Chỉ những Chúng Tăng có thể an cư kiết hạ, thanh tịnh giới phẩm, tha thiết cầu Phật trong 3 tháng liên tục mới đủ sức mạnh để phá cửa địa ngục. Mỗi năm thời điểm siêu độ tốt nhất là vào mùa Vu Lan (tháng 7 âm lịch). Lúc này các tội nhân dưới địa ngục sẽ được lên dự lễ trai đàn cầu siêu độ.
Để cầu siêu, chúng ta cần nương theo công đức của bản thân để nguyện cầu cho ông bà, cha mẹ, cửu huyền thất tổ được siêu thoát. Chúng Tăng và Phật tử cùng nhau kết nối với tâm thức người đã chết. Qua đó mở rộng lòng từ, để năng lượng từ bi lan tỏa rộng muôn nơi.
Song, vong linh được cầu siêu có nhận được nguồn năng lượng này hay không, còn dựa vào sự kết nối trong quan hệ huyết thống với người thân ở buổi lễ. Hàng trăm người quy tụ cửa Phật, cùng nhau tụng Kinh cầu siêu, tạo nên nguồn năng lượng tích cực và truyền sức mạnh an lành ấy đến vong linh tổ tiên chúng ta.
4. Hướng dẫn làm lễ cầu siêu đối với thai nhi
Đối với lễ cầu siêu thai nhi, chúng ta sẽ cúng vào ngày 16 & mùng 2 âm lịch. Chú ý đặt mâm cúng trên chiếc bàn nhỏ ở trước cửa nhà, ngay vị trí nửa trong nửa ngoài bậc thềm. Tuyệt đối không đặt trên bàn thờ vì thai nhi chưa được xác nhận là con cháu trong gia tiên.
Chỉ cần thai nhi có tuổi trên 13 ngày là đã có linh hồn chứng thai và cần làm lễ cầu siêu. Nếu cúng ở chùa, yêu cầu đặt mâm cúng ở nơi khuất tượng Phật để thai nhi dám nhận lễ.
5. Sắm l
Nguồn: https://izumi.edu.vn/
Danh mục: Phong thủy