9 cách người Nhật đánh thức tiềm năng bất tận ở trẻ em

header

Tiềm năng của một đứa trẻ phần lớn không phải tự sinh ra đã có, mà chính là nhờ công vun đắp mỗi ngày của cha mẹ. Người Nhật Bản có những cách âm thầm kích thích sự phát triển trí tuệ lẫn nhân cách của bé thông qua các hoạt động trong cuộc sống thường ngày.

Hãy cùng Trung Tâm Giáo Dục Nhật Bản IZUMI tham khảo qua những phương pháp này nhé! Rất đơn giản thôi nhưng cần sự để tâm và kiên trì lặp lại hằng ngày từ cha mẹ.

11

Sự giao tiếp 2 chiều giữa cha mẹ và con cái khi kể chuyện hiệu quả gấp nhiều lần việc trẻ tự xem các chương trình, phim hoạt hình mang tính chất khoa giáo.

2

Cha mẹ Nhật luôn cẩn trọng trong việc trách mắng trẻ, những câu nói như “Sao con hư/ lười biếng thế” sẽ khiến con thực sự tin rằng bản thân mình vốn là một đứa trẻ như thế.

31

Rất nhiều bậc phụ huynh cho phép trẻ xem TV thoải mái để đi làm việc khác. Sóng âm phát ra từ TV ảnh hưởng rất lớn đến thùy não trước – phần đại não hình thành năng lực suy nghĩ của trẻ.

4

Cha mẹ Việt thường hay dùng những lời khen ngợi chung chung như “con ai mà giỏi quá”. Lần sau, bạn hãy đưa ra những lời khen cụ thể hơn để trẻ hiểu và phát huy các hành động tốt của mình.

5

Có nhiều phương pháp giúp trẻ làm quen và học chữ từ độ tuổi từ rất nhỏ. Ở Nhật Bản không hiếm những đứa trẻ biết chữ ngay khi mới lên ba, lên bốn. Hãy đánh thức hệ thần kinh ngôn ngữ của con bạn từ sớm.

62

Đừng nản chí nếu con bạn cứ “học trước quên sau”, bộ não của trẻ cần ít nhất 3 tháng để có thể nhớ và thành thạo một điều gì đó. Người Nhật có thói quen lặp đi lặp lại để gieo vào tiềm thức của trẻ, giúp trẻ học được kiến thức mới một cách tự nhiên nhất.

7

Thay vì giải đáp ngay câu hỏi “khủng long là con gì?” bạn có thể tặng con những cuốn sách về chủ đề này để trẻ phát triển khả năng khám phá, tìm hiểu.

8

Trẻ em Nhật Bản nổi tiếng vì sự nề nếp, khả năng tự giải quyết vấn đề. Tất cả là nhờ trẻ được cha mẹ trao cho cơ hội tự lập từ sớm. Hãy để con tự làm những việc như gấp chăn mền, đi mua đồ,… dưới sự quan sát của bạn.

9

Bắt đầu từ giai đoạn 18 tháng đến 3 tuổi, trẻ đã bắt đầu biết đòi “quyền tự quyết”. Thay vì gạt bỏ ý kiến ngây ngô của trẻ, cha mẹ Nhật cho con tự chủ trong một giới hạn phù hợp. Trẻ sẽ học được cách chịu trách nhiệm và suy xét cẩn thận trước các quyết định bé đưa ra.

10

FEATURED TOPIC