Rơ le nhiệt – Bí quyết kiểm tra và bảo vệ thiết bị điện

Để đảm bảo hoạt động ổn định của thiết bị điện ngay cả khi dòng điện quá tải, rơ le nhiệt chính là giải pháp được sử dụng. Nhưng rơ le nhiệt là gì? Chức năng của rơ le nhiệt là gì? Và làm thế nào để kiểm tra xem rơ le còn hoạt động tốt hay không? Cùng khám phá trong bài viết dưới đây!

Rơ le nhiệt là gì?

Rơ le nhiệt, hay còn gọi là relay nhiệt (thermal relay), là một thiết bị tự động hoạt động để mở hoặc đóng mạch điện khi có dấu hiệu quá tải hoặc không ổn định. Rơ le nhiệt thường được sử dụng chung với công tắc khởi động từ (contactor) trong các ứng dụng công nghiệp.

Một chiếc rơ le nhiệt tiêu chuẩn thường bao gồm các bộ phận sau:

  • Đòn bẩy
  • Tiếp điểm thường đóng (NC)
  • Tiếp điểm thường mở (NO)
  • Thanh lưỡng kim
  • Vít điều chỉnh dòng điện tác động
  • Dây đốt nóng
  • Cần gạt và nút phục hồi (Reset)

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại rơ le nhiệt với các tiêu chí phân loại khác nhau như: theo kết cấu, phương thức đốt nóng và nhu cầu sử dụng.

Rơ le nhiệt có tác dụng gì?

Rơ le nhiệt có tác dụng bảo vệ các thiết bị điện khỏi dòng điện quá tải hoặc đột ngột tăng lên. Với sự hỗ trợ của rơ le nhiệt, các thiết bị và máy móc sẽ hoạt động ổn định hơn, giảm nguy cơ hư hỏng trong quá trình sử dụng điện.

Trong lĩnh vực điện dân dụng, rơ le nhiệt thường được kết hợp với cầu chì và sử dụng cho các thiết bị điện trong gia đình như điều hòa, lò sưởi, lò vi sóng, bơm nước, bình nóng lạnh…

Cách kiểm tra rơ le nhiệt

Việc kiểm tra rơ le nhiệt cho các thiết bị điện cơ bản cũng tương tự nhau. Dưới đây, chúng ta sẽ lấy ví dụ về cách kiểm tra rơ le nhiệt cho một bình nóng lạnh để dễ hiểu hơn.

Bước 1: Ngắt nguồn điện

Trước khi kiểm tra rơ le nhiệt, hãy đảm bảo rằng bình nóng lạnh đã được ngắt kết nối điện hoàn toàn để đảm bảo an toàn. Sử dụng bút thử điện để kiểm tra xem còn điện cấp vào bình hay không.

Bước 2: Điều chỉnh đồng hồ vạn năng

Sau khi chắc chắn bình nóng lạnh không còn kết nối điện, điều chỉnh đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở hoặc đo thông mạch.

Bước 3: Kiểm tra từng loại rơ le

  • Với rơ le nhiệt 2 tiếp điểm, chỉ cần vặn nút điều chỉnh nhiệt độ lên cao và sử dụng 2 que do ở 2 tiếp điểm. Nếu kim đồng hồ hoặc chỉ số đo tăng cao thì rơ le nhiệt vẫn còn hoạt động tốt. Ngược lại, nếu không thay đổi, rơ le có thể bị hỏng.

  • Với rơ le có 4 tiếp điểm, sử dụng que đo giữa 2 tiếp điểm theo sơ đồ đã được in trên mặt rơ le. Sử dụng 2 que đo L >> 1 và N >> 2.

  • Với rơ le cọc, cách làm tương tự như trên.

Hy vọng với những bước hướng dẫn trên, bạn đã có thể kiểm tra rơ le nhiệt một cách hiệu quả và lựa chọn được chiếc đồng hồ vạn năng phù hợp để phục vụ công việc.

FEATURED TOPIC