Học sinh lớp 4 thường gặp khó khăn khi tìm chủ ngữ trong câu “ai thế nào?”. Đây là dạng bài tập phổ biến trong môn Tiếng Việt. Để làm tốt phần này, học sinh cần nắm vững đặc điểm của chủ ngữ và biết cách đặt câu hỏi để tìm chủ ngữ. Hãy theo dõi bài viết để củng cố kiến thức nhé!
Đặc điểm của chủ ngữ trong câu “ai thế nào?”
Trong câu “ai thế nào?”, chủ ngữ chỉ đến những vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ. Ví dụ:
Bạn đang xem: Luyện từ và câu lớp 4: Tìm chủ ngữ trong câu “Ai thế nào?”
-
Hoa gạo tươi tắn, lung linh phủ kín các nhành cánh.
- Từ chỉ đặc điểm, tính chất: tươi tắn, lung linh.
- Câu hỏi: Cái gì tươi tắn, lung linh phủ kín các nhành cánh?
- Câu trả lời là: Hoa gạo. “Hoa gạo” là danh từ.
-
Những lá ngô rộng, dài, trổ ra mạnh mẽ.
- Từ chỉ đặc điểm, tính chất: rộng, dài, mạnh mẽ.
- Câu hỏi: Cái gì rộng, dài, trổ ra mạnh mẽ?
- Câu trả lời: Những lá ngô. “Những lá ngô” là cụm danh từ.
Chủ ngữ thường được tạo thành bởi danh từ hoặc cụm danh từ.
Đặt câu hỏi để tìm được chủ ngữ
Bước 1: Tìm các từ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái trong câu.
Bước 2: Đặt câu hỏi “Ai/Cái gì/Con gì” có đặc điểm, tính chất vừa tìm được.
Ví dụ:
-
Cả một vùng trời rực rỡ màu phượng đỏ.
- Từ chỉ đặc điểm, tính chất: rực rỡ.
- Đặt câu hỏi: Ai/Cái gì rực rỡ màu phượng đỏ?
- Câu trả lời: Cả một vùng trời.
-
Lũ trẻ hơn hở như muốn bay lên cùng cánh diều lang thang khắp bầu trời.
- Từ chỉ đặc điểm, tính chất: hớn hở.
- Đặt câu hỏi: Ai/Cái gì hớn hở như muốn bay lên cùng cánh diều lang thang khắp bầu trời?
- Câu trả lời: Lũ trẻ.
Các dạng bài tập vận dụng
Bài 1. Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi “Ai thế nào?”
Ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Cả một vùng bát ngát cờ, đèn và hoa. Những dòng người từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.
-
Các câu “Ai thế nào?” trong đoạn văn trên là gì?
- Hà Nội tưng bừng màu đỏ.
- Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.
- Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang.
- Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.
-
Xác định chủ ngữ của các câu vừa làm.
- Hà Nội – Cả một vùng trời
- Các cụ già – Những cô gái thủ đô
-
Chủ ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì? Chúng do từ ngữ nào tạo thành?
Chủ ngữ trong các câu trên chỉ đến những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ. Chúng do danh từ riêng và các cụm danh từ tạo thành.
Bài 2. Viết một đoạn khoảng 5 câu về một loại trái cây em thích, trong đó sử dụng câu “Ai thế nào?”
- Viết một đoạn văn gồm mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Nội dung liên quan đến một loại trái cây em thích.
- Sử dụng các câu “Ai thế nào?” để miêu tả đặc điểm của cây.
Đoạn văn ví dụ: Vải thiều là một loại trái cây ngon. Quả vải sây từng chùm. Khi chín, vỏ có màu vàng pha đỏ. Vỏ quả vải xù xì. Cơm vải trong và dày. Cái hột vải thiều bé như hạt đậu phộng. Vải thiều có vị ngọt sắc như có pha mật ong, ai ăn cũng phải khen ngon.
Đó là những kiến thức và phương pháp làm bài tập tìm chủ ngữ trong câu “ai thế nào?” cơ bản mà học sinh lớp 4 cần biết. Bố mẹ có thể thực hành cùng con nhiều hơn để làm quen với phần này. Rèn cho con kỹ năng làm bài tập luyện từ và câu thành thạo cũng rất quan trọng. Để học tốt môn Tiếng Việt, đặc biệt là phần luyện từ và câu, cần sử dụng các phương pháp phù hợp để kích thích tính sáng tạo và tính chủ động của con.
Ngoài ra, để giúp con học tốt Tiếng Việt, bố mẹ có thể đăng ký tham gia học thử miễn phí tại chương trình HỌC GIỎI TIỂU HỌC của Izumi.Edu.VN. Với bài giảng chi tiết do các giáo viên giàu kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy, học sinh sẽ biết cách vận dụng kiến thức linh hoạt để đạt hiệu quả học tập mong muốn.
Bạn có thể tham khảo chi tiết bài viết này và đăng ký nhận tư vấn ôn tập tại nhà và nhận bài giảng miễn phí tại đây.
Nguồn: https://izumi.edu.vn/
Danh mục: Kiến thức chung