Hóa học là một môn học không khó nhưng đòi hỏi sự hiểu biết và sự rèn luyện kỹ năng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Nồng độ dung dịch và giải một số bài tập về chủ đề này.
A. Tóm tắt lý thuyết về Nồng độ dung dịch
1. Nồng độ phần trăm (C%)
Nồng độ phần trăm (kí hiệu C%) của dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
Công thức tính: C% = mct/mdd.100%
Trong đó:
- C% : nồng độ phần trăm của dung dịch (%)
- mct : khối lượng chất tan (gam)
- mdd : khối lượng dung dịch (gam) = mdung môi + mchất tan
2. Nồng độ mol của dung dịch (CM)
Nồng độ mol (kí hiệu CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong một lít dung dịch.
Công thức tính: CM = n/V
Trong đó:
- CM là nồng độ mol (mol/lit)
- n là số mol chất tan (mol)
- Vdd là thể tích dung dịch (lit)
B. Giải bài tập Hóa học 8
Bài 1:
Bằng cách nào có được 200g dung dịch BaCl2 5%?
A. Hòa tan 190g BaCl2 trong 10g nước.
B. Hòa tan 10g BaCl2 trong 190g nước.
C. Hoàn tan 100g BaCl2 trong 100g nước.
D. Hòa tan 200g BaCl2 trong 10g nước.
E. Hòa tan 10g BaCl2 trong 200g nước.
Đáp án đúng: B.
Giải thích: Hòa tan 10g BaCl2 vào 190g nước ta sẽ thu được 200g dung dịch BaCl2 5%.
Bài 2:
Tính nồng độ mol của 850ml dung dịch có hòa tan 20g KNO3. Kết quả là:
a) 0,233M.
b) 23,3M.
c) 2,33M.
d) 233M.
Đáp án đúng: a.
Giải thích: Ta có nKNO3 = 20/101 = 0,198 mol. 850ml có 0,198 mol KNO3. CM = 1000.0,198/850 = 0,233 mol/l.
Bài 3:
Hãy tính nồng độ mol của mỗi dung dịch sau:
a) 1 mol KCl trong 750ml dung dịch.
b) 0,5 ml MgCl2 trong 1,5 lít dung dịch.
c) 400g CuSO4 trong 4 lít dung dịch.
d) 0,06 mol Na2CO3 trong 1500ml dung dịch.
Đáp án hướng dẫn giải
a) CM = n/V = 1/0,75 = 1,33 mol/l.
b) CM = 0,5/1,5 = 0,33 mol/l.
c) nCuSO4 = 400/160=2,5 mol → CM = 2,5/4 = 0,625 mol/l.
d) CM = 0,06/1,5 = 0,04 mol/l.
Bài 4:
Hãy tính số mol và số gam chất tan trong mỗi dung dịch sau:
a) 1 lít dung dịch NaCl 0,5M.
b) 500ml dung dịch KNO3 2M.
c) 250ml dung dịch CaCl2 0,1M.
d) 2 lít dung dịch Na2SO4 0,3M.
Đáp án hướng dẫn giải
a) 0,5 mol NaCl có khối lượng 29,25g NaCl.
b) 1 mol (0,5×2) KNO3 có khối lượng 101g KNO3.
c) 0,025 mol CaCl2 có khối lượng 2,775g CaCl2.
d) 0,6 mol (2 x 0,3) Na2SO4 có khối lượng 85,2g Na2SO4.
Bài 5:
Hãy tính nồng độ phần trăm của những dung dịch sau:
a) 20g KCl trong 600g dung dịch.
b) 32g NaNO3 trong 2kg dung dịch.
c) 75g K2SO4 trong 1500g dung dịch.
Đáp án hướng dẫn giải
a) 20g KCl trong 600g dung dịch KCl.
x% 100g dung dịch KCl.
x%= 20.100/600 = 3,33%.
b) 1,6%.
c) 5% (giải tương tự câu a).
Bài 6:
Tính số gam chất tan cần dùng để pha chế mỗi dung dịch sau:
a) 2,5 lít dung dịch NaCl 0,9M.
b) 50g dụng dịch MgCl2 4%.
c) 250ml dung dịch MgSO4 0,1M.
Đáp án hướng dẫn giải
a) Khối lượng chất tan dùng cho mỗi trường hợp là:
1 lít có 0,9 mol NaCl.
2,5 lít có x mol NaCl.
x = 2,5.0,9 = 2,25 mol NaCl.
mNaCl = 2,25 . 58.5 = 131,625g.
b) 100g dung dịch MgCl2 có 4g MgCl2.
50g dung dịch MgCl2 có 2g MgCl2.
c) Cách tính tương tự như câu a) ta có mMgSO4 = 3g.
Bài 7:
Ở nhiệt độ 25oC độ tan của muối ăn là 36g của đường là 204g. Hãy tính nồng đồ phần trăm của các dung dịch bão hòa muối ăn và đường ở nhiệt độ trên.
Đáp án hướng dẫn giải
Nồng độ phần trăm của các dung dịch bão hòa ở 20oC.
Theo định nghĩa về độ tan ta có:
(100 + 36)g dung dịch có 36g NaCl.
Vậy trong 100g dung dịch có xg NaCl.
x = 36.100/(100+36) = 26,47g.
Suy ra c% của NaCl là 26,47%.
(100 + 204)g dung dịch có 204g đường.
Vậy trong 100g dung dịch có y g đường.
y = 100.204/(100+204) = 67,10g.
Suy ra C% của đường là 67,1%.
C. Cùng giải thêm các bài tập khác!
Ngoài các bài tập trong sách giáo trình, để nắm vững kiến thức, bạn cũng có thể làm thêm các dạng bài tập khác. Chúng tôi đã tổng hợp và giải đáp chi tiết trong tài liệu “Giải bài tập SBT Hóa học lớp 8 bài 42: Nồng độ dung dịch”. Đây là một nguồn tài liệu hữu ích để bạn rèn kỹ năng và làm các bài tập liên quan hiệu quả.
Bạn đang xem: Tìm hiểu về Nồng độ dung dịch – Bài tập hóa 8
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các tài liệu khác như “Chuyên đề Hóa học 8” và “Trắc nghiệm Hóa học 8” mà chúng tôi đã tổng hợp và đăng tải.
Chúc các bạn học tốt môn Hóa học và thành công trong việc rèn luyện kỹ năng giải bài tập!
Nguồn: https://izumi.edu.vn/
Danh mục: Tài liệu hóa