Top 5 phần mềm vẽ mạch điện tử tốt nhất hiện nay

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ kéo theo sự ra đời của nhiều phần mềm vẽ mạch điện tử nhằm đáp ứng được nhu cầu đa dạng của con người. Sự xuất hiện của một số phần mềm vẽ mạch điện tử sẽ giúp cho việc thiết kế mạch trở nên dễ dàng, chính xác và hiệu quả hơn. Tuy nhiên để sử dụng được những ứng dụng này thì người dùng phải có những hiểu biết cơ bản về chúng. Vì mỗi phần mềm đều có những công năng và được sử dụng cho những mục đích khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn top những phần mềm vẽ mạch điện tử altium tốt và được nhiều người dùng quan tâm nhất hiện nay.

Phần mềm Autocad Electrical

Đây là phần mềm thiết kế kỹ thuật điện được tích hợp các tính năng tương tự phần mềm AutoCAD. Phần mềm cung cấp nhiều khả năng phục vụ cho việc thiết kế điện chuyên dụng cho phép người dùng thực hiện các thao tác đi dây, đánh số chi tiết, bố trí các thiết bị điện, … để tự động tạo ra các danh mục BOMs. Chính vì vậy, phần mềm này giúp tăng tốc cho việc thiết kế và tăng năng suất làm việc lên nhiều lần.

Phần mềm vẽ mạch điện tử AutoCAD Electrical

Các tính năng chính

  • Tự động tạo các báo cáo: Cho phép người dùng có thể tạo báo cáo đơn giản và tuỳ chỉnh theo ý muốn chỉ với một lệnh duy nhất. Bên cạnh đó, các tính năng có trong AutoCAD sẽ tự động cập nhật và bổ sung danh sách cũng như số lượng các vật liệu (BOM).
  • Dễ dàng trao đổi dữ liệu: Tính năng chuyển các bản vẽ mạch điện tử thành các tập tin gốc DWG giúp người dùng có thể thực hiện thao tác trao đổi dữ liệu với khách hàng cũng như chỉnh sửa bản vẽ khi có sai sót.
  • Quản lý tập tin, dự án: Bằng cách tạo các cấp độ thư mục con cho một dự án mạch điện tử tuỳ theo mong muốn của người dùng. Việc này giúp họ dễ dàng di chuyển và quản lý các tập tin DWG hơn.
  • Xuất bản sang file định dạng PDF: Tạo bookmark tìm kiếm cần thiết cho trang dự án mạch điện tử của bạn.
  • Vẽ sơ đồ bố trí bảng hướng dẫn điều khiển thông minh
  • Quản lý cũng như chỉnh sửa các thiết bị đầu cuối
  • Với menu đánh dấu cho các lệnh Delete Component, Edit Component, Scoot và Align: Việc này giúp tối ưu được thời gian và hiệu quả khi chỉnh sửa layout.

Phần mềm Cade Simu

Cade Simu là một trong những phần mềm vẽ và mô phỏng hình ảnh mạch điện tử công nghiệp được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Gọn nhẹ, chạy trực tiếp mà không cần cài đặt cũng như được hỗ trợ nhiều kí hiệu thiết bị điện chuyên dụng trong công nghiệp, phần mềm giúp cho công việc trở nên nhẹ nhàng, chính xác với hiệu quả tối ưu nhất.

Giao diện phần mềm vẽ mạch điện tử Cade Simu

Các tính năng nổi bật

Với những tính năng nổi bật đã giúp cho Cade Simu trở nên đặc biệt hơn so với các phần mềm vẽ mạch khác:

  • Cung cấp cho người dùng các tính năng vẽ mạch tiện lợi nhất trong các mạch công nghiệp.
  • Hỗ trợ thêm các vật liệu thiết bị công nghiệp như CB, Relay, MCCB, Wire, Contactor, Aptomat, …
  • Thích hợp cho các bạn sinh viên ngành công nghiệp điện khi chưa có điều kiện mua hoặc thực hành trên các thiết bị điện.
  • Đã được việt hoá nên dễ dàng thao tác.
  • Dễ dàng sử dụng vì phần mềm này gọn nhẹ, không cần cài đặt và cho phép người dùng mô phỏng sau khi hoàn thành bản vẽ mạch.

Phần mềm Sprint Layout

Phần mềm Sprint Layout được sử dụng khá phổ biến hiện nay vì nhiều công năng tiện lợi mà nó mang lại. Đây là một phần mềm cho phép người dùng vẽ mạch 2 lớp với nhiều tiện ích khá mới mẻ và độc đáo.

Đặc điểm của phần mềm Sprint Layout

  • Dung lượng của phần mềm rất nhỏ nên nó có thể thao tác trên những thiết bị có bộ nhớ nhỏ.
  • Phần mềm còn cho phép người dùng thực hiện thao tác đi track một cách linh hoạt.
  • Điểm nổi bật nhất của phần mềm này là tính năng đổ Plate trên các đường line, cho phép phác thảo cũng như mô phỏng được hiệu năng làm việc của mạch điện tử một cách hoàn thiện nhất có thể.

Giao diện phần mềm vẽ mạch điện tử Sprint Layout

Phần mềm Altium Designer

Một tên gọi khá quen thuộc của phần mềm này là Protel DXP. Altium Designer đã trở thành một phần mềm vẽ mạch điện tử tốt nhất hiện nay. Nó được nghiên cứu và phát hành bởi Altium Limited. Đây là một phần mềm hữu ích trong việc thiết kế các sản phẩm cũng như hệ thống bo mạch điện tử thế hệ mới.

Giao diện phần mềm vẽ mạch điện tử Altium Designer

Những đặc trưng cơ bản của phần mềm Altium Designer

  • Giao diện thiết kế và quản lý khá thân thiện: Cho phép người dùng thực hiện các thao tác chỉnh sửa và quản lý file trên phần mềm dễ dàng.
  • Cung cấp nhiều chức năng giúp hỗ trợ việc thiết kế tự động, đi dây dựa trên thuật toán và nhu cầu của người dùng. Ngoài ra, phần mềm còn cung cấp các giải pháp phân tích lắp ráp nhằm tối ưu chức năng từ các linh kiện, netlist có sẵn theo tham số mới nhất.
  • Thao tác mở và xem thông tin các dữ liệu bản vẽ thiết kế dễ dàng hơn.
  • Cung cấp một hệ thống thư viện với đầy đủ các linh kiện và thiết bị điện cần thiết cho việc thiết kế bản vẽ mạch điện.
  • Dễ dàng chỉnh sửa các item dựa trên lớp cơ khí. Có thể tuỳ chỉnh các lớp mạch in khi nhu cầu của người dùng có thay đổi.
  • Cho phép người dùng thực hiển chuyển đổi từ Schematic sang mạch PCB.
  • Hỗ trợ tính năng mô phỏng 2D, 3D trên mạch PCB nhằm mang đến cho người dùng trải nghiệm trung thực nhất trong không gian 2 chiều cũng như 3 chiều. Ngoài ra, phần mềm còn tích hợp với MCAD-ECAD liên kết trực tiếp với mô hình STEP cho phép người dùng kiểm tra khả năng cách điện của bo mạch.

Phần mềm Proteus

Đây là một trong những phần mềm cho phép người dùng quan sát mô phỏng thực các hoạt động của mạch điện tử từ phần thiết kế mạch cho đến viết các chương trình điều khiển như MCS-51, PIC, AVR, … Proteus còn là phần mềm mô phỏng mạch được phát hành bởi Labcenter Electronics, do đó mà nó có thể mô phỏng hầu hết cho các thiết bị điện tử thông dụng nhất hiện nay. Điển hình là hỗ trợ cho các MCU như PIC, 8051, AVR và Motorola.

Tính năng chính

Phần mềm Proteus đòi hỏi người dùng phải có một lượng kiến thức kỹ thuật cần thiết để sử dụng, vì vậy mà nó không thích hợp cho những người mới bắt đầu. Dưới đây là một vài tính năng mà người dùng cần tìm hiểu và nắm rõ nếu muốn thao tác trên phần mềm này dễ dàng hơn:

  • Vẽ sơ đồ nguyên lý: Người dùng có thể dễ dàng phác thảo sơ đồ nguyên lý cho mạch điện của mình từ những linh kiện lấy từ thư viện của phần mềm và kết nối các linh kiện này lại với nhau tuỳ theo mục đích sử dụng.
  • Khả năng mô phỏng: Giúp người dùng phân tích các kết quả từ sơ đồ nguyên lý là đúng hay sai. Việc này sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí phát sinh khi có sai sót.
  • Thiết kế mạch PCB – Print Circuit Board: Cho phép người dùng tự tạo bản thiết kế hoặc Proteus có thể hoàn thành quá trình này giúp chúng ta. Việc thiết kế mạch PCB trên Proteus sẽ giúp người dùng loại bỏ những rủi ro sai sót không cần thiết vì nó có thể tự kiểm tra bằng các thuật toán phân tích vi mạch điện tử. Ngoài ra, phần mềm còn cung cấp tính năng tuỳ chỉnh hình dáng và kích thước bản vẽ theo mong muốn.

Giao diện phần mềm vẽ mạch điện tử Proteus

Mỗi phần mềm trên đây đều có những tính năng nổi bật khác nhau tuỳ theo mục đích của người sử dụng. Hy vọng rằng, qua bài viết trên đây sẽ giúp những người đam mê theo đuổi ngành điện tử có những kiến thức kỹ thuật cần thiết về các phần mềm vẽ mạch điện tử và lựa chọn được cho mình một phần mềm phù hợp nhất để tải về phục vụ cho việc học tập cũng như công việc hằng ngày của mình.

Bài Viết Nổi Bật

Học Viện Phong Thủy Việt Nam

Đối tác cần mua lại website, xin vui lòng liên hệ hotline

Liên hệ quảng cáo: 0988 718 484 - Email: [email protected]

Địa chỉ: Số 20, TT6, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội

Web liên kết: Phật Phong Thủy