Bí mật đằng sau 18 vị La Hán trong Phật Giáo

Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói về 18 vị La Hán trong Phật Giáo. Nhưng bạn có biết ý nghĩa của chúng là gì không? Hãy cùng Vật Phẩm Phật Giáo tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

I. Ý nghĩa của 18 tượng vị La Hán

1. La Hán Tọa Lộc

La Hán Tọa Lộc (Pindola Bharadvaja) là vị La Hán ngồi trên lưng hươu. Ngài có xuất thân từ Bà-la-môn và sau khi đắc đạo, ngài cưỡi hươu nai về lại triều để khuyến hóa cho nhà vua. Tượng của La Hán Tọa Lộc mang ý nghĩa về sự thanh thản và tư duy sáng suốt.

2. La Hán Khánh Hỷ

La Hán Khánh Hỷ (Kanakavatsa) được khắc họa với nụ cười phúc hậu. Ngài là hiện thân của việc giáo dục về cách đối nhân xử thế và lòng từ bi. Với hình ảnh tươi cười, ngài nhắc nhở mọi người hãy biết giữ miệng thật kỹ, không sa vào giận dữ hay thù hận.

3. La Hán Cử Bát

La Hán Cử Bát (Kanaka Bharadvaja) luôn cầm theo một cái bát sắt. Ngài là một trong những đệ tử của Đức Phật và được giao phó nhiệm vụ giáo huấn cho nhân gian về những khổ hạnh đáng trân quý. Hình ảnh tượng ngài mang ý nghĩa về kiên trì và khát vọng giúp đỡ mọi người.

4. La Hán Thác Tháp

La Hán Thác Tháp (Subinda) là vị La Hán ít nói nhưng luôn nhiệt tình giúp đỡ người khác. Hình ảnh ngài tay nâng tháp liên hoa thể hiện ý nghĩa rằng giác ngộ không phụ thuộc vào miệng lưỡi mà nằm ở tâm.

5. La Hán Tĩnh Tọa

La Hán Tĩnh Tọa (Nakula) là vị La Hán thường trú ẩn, tu tập ở vùng Nam Thiệm Bộ Châu. Tượng ngài ngồi thiền tọa trên phiến đá lớn biểu thị sức mạnh và kiên trì trong con đường tu tập.

6. La Hán Quá Giang

La Hán Quá Giang (Bhadra) là hiện thân của sự thanh khiết và tinh tấn tâm. Vị La Hán này được khắc họa với hình ảnh tắm, nhắc nhở chúng ta về việc gột rửa ô uế trong tâm và đuổi tan sầu não.

7. La Hán Kỵ Tượng

La Hán Kỵ Tượng (Kalica) là vị La Hán ngồi trên lưng voi và tự tại cầm sách. Vị La Hán này được biết đến như một người huấn luyện voi tài ba trước khi xuất gia.

8. La Hán Tiếu Sư

La Hán Tiếu Sư là người thợ săn trước khi tu hành. Sau khi xuất gia, ngài luôn có một con sư tử bên cạnh, do đó vị La Hán này có tên là Tiếu Sư.

9. La Hán Khai Tâm

La Hán Khai Tâm là người của phái Bà-la-môn lừng danh. Vị La Hán này được khắc họa vạch áo để lộ tâm Phật nhiệm màu, thể hiện đức tin cao cả và sự kiên trì trong con đường tu tập.

10. La Hán Thám Thủ

La Hán Thám Thủ là anh trai ruột của La Hán Kháng Môn. Vị La Hán này thường giơ hai tay lên đầu và thở một hơi dài, thể hiện sự giác ngộ và tinh thông khi tu hành.

11. La Hán Trầm Tư

La Hán Trầm Tư trước khi xuất gia thường trêu ghẹo người khác, nhưng sau khi được giác ngộ từ Đức Phật, ngài đã trở nên khiêm trung và nhẫn nhịn. Vị La Hán này nhắc nhở về sự kiên trì và nhẫn nhục trong con đường tu tập.

12. La Hán Khoái Nhĩ

La Hán Khoái Nhĩ là vị La Hán với tài biện luận bậc nhất. Hình ảnh ngài ngoáy tai để nhắc nhở chúng ta hãy luôn biết lắng nghe và cải thiện bản thân.

13. La Hán Bố Đại

La Hán Bố Đại mang túi vải to luôn mang theo bên cạnh tương tự như Bồ Tát Di Lặc. Tượng ngài tượng trưng cho lòng từ bi và giúp đỡ người giúp đời.

14. La Hán Ba Tiêu

La Hán Ba Tiêu thường tu hành dưới những cây chuối và được khắc họa thong dong ngồi trên phiến đá lớn.

15. La Hán Trường Mi

La Hán Trường Mi có lông mày rậm dài rủ xuống. Vị La Hán này thường tu hành ở vùng núi rừng thiên nhiên.

16. La Hán Kháng Môn

La Hán Kháng Môn là em trai ruột của La Hán Thám Thủ. Vị La Hán này cần cù nhẫn nại mặc dù có nhiều sai sót, hậu đậu.

17. La Hán Hàng Long

La Hán Hàng Long có dáng vẻ khỏe mạnh, chân đạp trên rồng. Vị La Hán này mãi ở lại nhân gian để hoằng hóa và phổ độ chúng sinh.

18. La Hán Phục Hổ

La Hán Phục Hổ có sức mạnh của Phật pháp. Vị La Hán này ngồi trên lưng Hổ để thể hiện sức mạnh và quyền năng.

II. Thứ tự sắp xếp của thập bát La Hán

Để có khu vực bài trí tượng của 18 vị La Hán đẹp, bạn nên chia thành 2 dãy, mỗi dãy 9 tượng. Một bên là tượng của những vị La Hán miền Bắc, ngồi trên gốc cây hoặc tảng đá. Một bên là tượng của những vị La Hán miền Nam, thường cưỡi ngựa hoặc những con thú khác.

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về ý nghĩa đặc biệt của 18 vị La Hán trong Phật Giáo.

Bài Viết Nổi Bật

Học Viện Phong Thủy Việt Nam

Đối tác cần mua lại website, xin vui lòng liên hệ hotline

Liên hệ quảng cáo: 0988 718 484 - Email: [email protected]

Địa chỉ: Số 20, TT6, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội

Web liên kết: Phật Phong Thủy