Bí quyết xác định mệnh Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ chính xác nhất

Bạn có biết rằng mệnh Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ đã trở thành một khái niệm quen thuộc được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống? Theo quy tắc phong thủy, 5 yếu tố này không chỉ bổ trợ cho nhau mà còn có sự tương khắc, luân chuyển và biến đổi không ngừng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xác định mệnh ngũ hành của bản thân. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng OneHousing tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ

Ngũ hành là khái niệm xuất phát từ triết học Trung Quốc cổ đại. Theo đó, mọi vật đều được tạo thành từ 5 yếu tố là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ của tự nhiên.

  • Yếu tố Kim đại diện cho kim loại, vật rắn, thường xuất hiện nhiều vào mùa Thu.
  • Yếu tố Mộc đại diện cho thực vật, cây cối, thường xuất hiện nhiều vào mùa Xuân.
  • Yếu tố Thủy đại diện cho nước, thường xuất hiện nhiều vào mùa Đông.
  • Yếu tố Hỏa đại diện cho lửa, thường xuất hiện nhiều vào mùa Hè.
  • Yếu tố Thổ đại diện cho đất, nằm ở vị trí trung tâm của vòng tròn ngũ hành và nuôi dưỡng các mệnh còn lại.

Ngũ hành tạo thành một vòng tròn chuyển động không ngừng. Các yếu tố luận chuyển và tác động tương sinh, tương khắc lẫn nhau, đồng thời cung cấp nền tảng cho vận động và sự sống tồn tại.

Nguyên tắc ngũ hành tương sinh

Mối quan hệ tương sinh diễn ra khi các yếu tố ngũ hành hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Một yếu tố khi gặp yếu tố tương sinh sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.

Cụ thể, vòng tròn ngũ hành có các mối quan hệ tương sinh sau:

  • Kim sinh Thủy: Kim loại khi bị nung chảy sẽ biến thành dạng lỏng như nước.
  • Thủy sinh Mộc: Nước là nguồn sống của cây cối, cây cối cần có nước để phát triển.
  • Mộc sinh Hỏa: Cây khô là nguyên liệu để tạo lửa.
  • Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy vạn vật thành tro bụi, lâu dần trở thành đất.
  • Thổ sinh Kim: Các khoáng chất trong lòng đất tích tụ lâu ngày sẽ thành thể rắn – kim loại.

Dựa vào mối quan hệ tương sinh, ta có thể suy ra được Thủy vượng khi gặp Kim, Mộc vượng khi gặp Thủy, Hỏa vượng khi gặp Mộc, Thổ vượng khi gặp Hỏa, Kim vượng khi gặp Thổ. Tuy nhiên, nếu một trong hai yếu tố quá nhiều sẽ khắc chế yếu tố còn lại. Ví dụ:

  • Thủy quá nhiều sẽ đàn áp sự cứng rắn của Kim.
  • Mộc quá nhiều sẽ hút hết nước của Thủy.
  • Thổ quá nhiều có thể dập tắt Hỏa.
  • Kim quá nhiều sẽ khiến Thổ khô hạn.

Do đó, khi kết hợp, các yếu tố cần đảm bảo vừa đủ và cân bằng.

Nguyên tắc ngũ hành tương khắc

Mỗi mối quan hệ tương sinh đều đi kèm với mối quan hệ tương khắc. Khi kết hợp quá nhiều yếu tố tương sinh, cũng là một hình thức tương khắc. Tuy nhiên, mối quan hệ tương khắc rõ nhất và thường được nhắc đến nhiều nhất là:

  • Thủy khắc Hỏa: Nước có thể dùng để dập tắt lửa.
  • Hỏa khắc Kim: Lửa lớn có thể làm tan chảy kim loại.
  • Kim khắc Mộc: Kim loại cứng và nhọn có thể chặt đổ cây cối.
  • Mộc khắc Thổ: Cây cối sẽ hút hết chất dinh dưỡng của đất, làm đất trở nên cằn cỗi.
  • Thổ khắc Thủy: Đất hút được nước và ngăn chặn dòng chảy của nước.

Bạn đã hiểu rõ nguyên tắc ngũ hành tương sinh và tương khắc, từ đó có thể tạo ra những năng lượng cân bằng và tốt lành. Khi áp dụng phong thủy theo mệnh, cuộc sống của bạn sẽ trôi chảy thuận lợi hơn.

Cách xác định mệnh Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ chính xác nhất

Để xem bản thân mang mệnh ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, bạn cần tính toán dựa trên Thiên Can và Địa Chi theo tuổi âm lịch.

  1. Để xác định Thiên Can, bạn hãy lấy số cuối của năm sinh âm lịch và tìm số tương ứng trong bảng quy ước sau:
  • Canh: 0
  • Tân: 1
  • Nhâm: 2
  • Quý: 3
  • Giáp: 4
  • Ất: 5
  • Bính: 6
  • Đinh: 7
  • Mậu: 8
  • Kỷ: 9
  1. Để xác định Địa Chi, bạn lấy hai chữ số cuối của năm sinh âm lịch chia cho 12 và xem số dư trong bảng quy ước sau:
  • Tý: 0
  • Sửu: 1
  • Dần: 2
  • Mão: 3
  • Thìn: 4
  • Tỵ: 5
  • Ngọ: 6
  • Mùi: 7
  • Thân: 8
  • Dậu: 9
  • Tuất: 10
  • Hợi: 11
  1. Khi đã biết Thiên Can và Địa Chi, bạn hãy xác định ngũ hành của mình bằng cách cộng tổng của hàng Can và hàng Chi theo bảng quy ước sau:
  • Giáp/Ất: 1

  • Bính/Đinh: 2

  • Mậu/Kỷ: 3

  • Canh/Tân: 4

  • Nhâm/Quý: 5

  • Tý/Sửu/Ngọ/Mùi: 0

  • Dần/Mão/Thân/Dậu: 1

  • Thìn/Tỵ/Tuất/Hợi: 2

  • Kim: 1

  • Thủy: 2

  • Hỏa: 3

  • Thổ: 4

  • Mộc: 5

Ví dụ, nếu bạn sinh năm 1998, số cuối ngày sinh là 8, tương ứng với Thiên Can Mậu. Hai số cuối 98:12 dư 2, tương ứng với Địa Chi Dần. Mậu = 3, Dần = 1, tổng là 4, tương ứng với ngũ hành Thổ.

OneHousing hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ và cách xác định mệnh ngũ hành của bản thân. Từ đó, bạn có thể áp dụng các quy tắc phong thủy theo mệnh vào việc mua đất, xây nhà, trang trí nhà cửa hay chọn ngày cưới… để đạt được sự phù hợp nhất.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn của chuyên gia phong thủy.

Xem thêm:

Bài Viết Nổi Bật

Học Viện Phong Thủy Việt Nam

Đối tác cần mua lại website, xin vui lòng liên hệ hotline

Liên hệ quảng cáo: 0988 718 484 - Email: [email protected]

Địa chỉ: Số 20, TT6, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội

Web liên kết: Phật Phong Thủy