Đơn vị đo độ dài: Cách đổi, cách thuộc, ứng dụng?

Bạn có biết không, từ những ngày đầu tiên đi học, chúng ta đã được làm quen với đơn vị đo độ dài? Các kiến thức cơ bản về đơn vị đo độ dài không chỉ dành cho học sinh tiểu học mà còn rất hữu ích cho người lớn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức cơ bản về bảng đơn vị đo độ dài.

1. Độ dài là gì? Ngắn là gì? Cao là gì?

  • Độ dài là khoảng cách giữa hai điểm từ điểm này sang điểm khác. Ví dụ độ dài của bàn chân là khoảng cách từ đầu ngón chân cái đến gót bàn chân.

  • Ngắn là tính từ, nhằm chỉ chiều dài dưới mức trung bình hoặc chiều dài không bằng so với những vật khác.

  • Cao là tính từ, ý chỉ chiều dài hơn hẳn mức trung bình.

2. Đơn vị đo độ dài là gì?

  • Đơn vị là đại lượng dùng để đo, tính toán trong nhiều lĩnh vực như toán học, vật lí, hóa học và các lĩnh vực khác trong đời sống. Độ dài là khoảng cách giữa hai điểm, từ điểm này sang điểm khác.

  • Đơn vị đo độ dài là đại lượng đo khoảng cách giữa hai điểm dựa vào đó đề làm mốc so sánh về độ lớn cho tất cả các độ dài khác.

  • Một đơn vị đo chiều dài là một chiều dài chuẩn thường không thay đổi theo thời gian. Chiều dài này dùng để làm mốc để so sánh về độ lớn cho mọi chiều dài khác. Đơn vị đo lường quan trọng nhất là đơn vị đo chiều dài.

  • Cách đọc đơn vị đo độ dài, học sinh cần ghi nhớ các đơn vị đo độ dài để ghi nhớ một cách logic nhất, có thể tránh được những nhầm lẫn khi tiến hành đổi đơn vị này sang đơn vị khác. Học sinh có thể sắp xếp các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn. Mỗi đơn vị bằng 10 lần đơn vị liền sau chúng và sẽ bằng 1/10 đơn vị liền trước.

  • Đơn vị đo độ dài là một phần kiến thức cần ghi nhớ để có thể áp dụng các bài toán đo dộ dài hay tiến hành đổi đơn vị đo độ dài được nhanh nhất. Bảng đơn vị đo độ dài gồm có những đơn vị cơ bản, phổ thông như:

    • Ki-lô-mét (km) – Héc-tô-mét (hm) – Đề-kà-mét (dam) – Mét (m) – Đề-xi-mét (dm) – Xăng-ti-mét (cm) – Mi-lí-mét (mm).
  • Trong chương trình Toán Tiểu học, học sinh lớp hai sẽ được làm quen với đơn vị đo độ dài dm, cm. Học sinh lớp 3 sẽ được học đầy đủ bảng đơn vị đo độ dài gồm 7 đơn vị đó là km, hm, dam, m, dm, cm, mm. Ở lớp 4, học sinh sẽ làm quen với bảng đơn vị độ dài m2. Và ở lớp 5, học sinh sẽ được học thêm các đơn vị như hm2, dam2, dm2, cm2, mm2. Chương trình học luôn tổng hợp cho học sinh các bảng đơn vị đo lường và cho các em luyện tập cách đổi xuôi, đổi ngược các loại đơn vị đo.

3. Bảng các đơn vị đo độ dài

Lớn hơn m

  • Mét

Bé hơn mét

  • km, hm, dam, m, dm, cm, mm

  • 1 km = 10 hm = 1000 m

  • 1 hm = 10 dam = 100 m = 1/10 km

  • 1 dam = 10 m = 1/10 hm

  • 1 m = 10 dm = 100 cm = 1000 mm = 1/10 dam

  • 1 dm = 10 cm = 1/10 m

  • 1 cm = 10 mm = 1/10 dm

  • 1 mm = 1/10 cm

  • Học sinh có thể gặp một số khó khăn khi thực hiện đổi đơn vị đo độ dài như không nắm được các ký hiệu viết tắt của đơn vị đo, không tìm thấy ở thước đo độ dài các số đo, hạn chế trong việc nắm bắt mối quan hệ giữa các đơn vị đo. Khi đổi đơn vị đo chiều dài hoặc những bài toán có sử dụng đơn vị đo chiều dài, học sinh thường đổi sai hoặc gặp nhiều lúng túng trong thao tác đổi đơn vị.

  • Vì thế, học sinh cần thường xuyên luyện tập, thực hành chuyển đổi đơn vị đo độ dài cũng như ứng dụng chúng vào cuộc sống hằng ngày của bản thân.

4. Thứ tự đơn vị đo độ dài

  • Thứ tự đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé:
    • Ki-lô-mét (km)
    • Héc-tô-mét (hm)
    • Đề-kà-mét (dam)
    • Mét (m)
    • Đề-xi-mét (dm)
    • Xăng-ti-mét (cm)
    • Mi-lí-mét (mm)

5. Cách đổi đơn vị đo độ dài? Ví dụ minh họa

  • Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị nhỏ hơn liền kề, chúng ta nhân số đó với 10, ví dụ 1 km = 10 hm, 10 hm = 100 dam.

  • Khi đổi đơn vị độ dài từ đơn vị bé sang đơn vị lớn hơn liền kề, ta chia số đó cho 10. Ví dụ 200 cm = 20 dm, 20 dm = 2 m.

  • Mỗi đơn vị đo độ dài liền kề nhau thì sẽ hơn hoặc kém nhau 10 lần. Ví dụ khi đổi từ 1 km sang m, ta nhân số đó với 3 lần số 10 (10 x 10 x 10 = 1000). Vậy 1 km = 1 x 1000 = 1000 m. Hoặc khi đổi từ 200 cm sang m, ta chia 200 cho 2 lần số 10 (10 x 10 = 100), vậy ta có kết quả 200 cm = 200 : 100 = 2 m.

6. Bảng đơn vị đo độ dài mét vuông (m2)

Lớn hơn mét vuông

  • Mét vuông

Bé hơn mét vuông

  • km2, hm2, dam2, m2, dm2, cm2, mm2

  • 1 km2 = 100 hm2

  • 1 hm2 = 100 dam2 = 1/100 km2

  • 1 dam2 = 100 m2 = 1/100 hm2

  • 1 m2 = 100 dm2 = 1/100 dam2

  • 1 dm2 = 100 cm2 = 1/100 m2

  • 1 cm2 = 100 mm2 = 1/100 dm2

  • Trong diện tích lớn hơn, chúng ta dùng km2, hm2.

  • Khi đổi từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề, ta nhân số đó với 100. Ví dụ 1 m2 = 1 x 100 = 100 dm2.

  • Muốn đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, ta chia số đó cho 100. Ví dụ 500 cm2 = 500 : 100 = 5 dm2.

7. Kể tên các vật dụng dùng để đo độ dài

  • Một số dụng cụ dùng làm đơn vị đo lường cụ thể chuyên ứng dụng đo đơn vị độ dài như thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước kẻ,…

  • Cách đo độ dài người thực hiện cần ước lượng độ dài cần đo, chọn thước đo thích hợp với chiều dài ước lượng. Tiến hành đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch 0 ngang với đầu của vật. Người đọc số đo cần đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu cuối của vật để đọc kết quả đo. Đọc giá trị, ghi kết quả tới độ chia nhỏ nhất của thước đo có đơn vị liền theo. Khi mép cuối của vật không trùng với vạch chia thì ghi giá trị của vạch ở vị trí gần nhất.

  • Người thực hiện đo cần chọn dụng cụ đo có chiều dài phù hợp với đồ vật được đo. Tránh sử dụng những dụng cụ đo không rõ các chữ số, mờ các vạch chia hoặc khoảng cách chia không đều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả đo không còn được chính xác. Khi đo, lưu ý đặt dụng cụ đo thẳng hàng với vật cần đo, tránh đặt xiên, méo làm số đo bị sai lệch.

8. Có thể bạn còn cần xem thêm

  • Gia sư dạy kèm hỗ trợ tại nhà chương trình đo lường.
  • Đơn vị đo Khối lượng.
  • Đơn vị đo Thể tích.
  • Đơn vị đo Áp suất.
  • Đơn vị đo Diện tích.
  • Đơn vị đo Điện tích.
  • Đơn vị đo Thời gian.
  • Đơn vị đo Tần số.
  • Đơn vị đo Vận tốc.
  • Đơn vị đo Lượng mưa.
  • Đơn vị đo Cường độ.
  • Đơn vị đo mật độ dân số.
FEATURED TOPIC