Xưng hô trong tiếng Nhật: Bí quyết để giao tiếp chuẩn chỉ

Trong cuộc sống hàng ngày, việc xưng hô trong tiếng Nhật có những quy tắc riêng tùy thuộc vào ngữ cảnh cụ thể. Để có thể giao tiếp tốt và chuẩn chỉ, hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Các ngôi nhân xưng trong tiếng Nhật

Ngôi thứ nhất

  • わたし (watashi): tôi – Dùng trong hoàn cảnh thông thường, lịch sự hoặc trang trọng.
  • わたくし (watakushi): tôi (kính ngữ)
  • われわれ (ware ware): chúng ta – Bao gồm cả người nghe.
  • わたし たち: “chúng tôi”, không bao gồm người nghe.
  • ぼく (boku): tôi, dùng cho nam giới trong các tình huống thân mật.
  • あたし (atashi): tôi, là cách xưng “tôi” mà phụ nữ hay dùng, mang tính nhẹ nhàng.
  • おれ (ore): tao, dùng cho trường hợp thân mật giữa bạn bè, với người thân thiết ít tuổi hơn.

Ngôi thứ hai

  • あなた (anata): bạn
  • おまえ (omae): Mày (cách xưng hô suồng sã)
  • きみ (kimi): em (dùng với nghĩa thân mật, thường sử dụng với người yêu)

Ngôi thứ ba

  • かれ (kare): anh ấy.
  • かのじょ (kanojou): cô ấy.
  • かられ (karera) họ.
  • あのひと (ano hito) / あのかた (ano kata): vị ấy, ngài ấy.

2. Hậu tố xưng hô (đứng sau tên) trong giao tiếp tiếng Nhật

Hậu tố xưng hô (đứng sau tên) trong giao tiếp tiếng Nhật

  • さん (san): được thêm vào sau tên riêng là cách xưng hô phổ biến trong tiếng Nhật, có thể áp dụng cho cả nam và nữ. Cách nói này thường được sử dụng trong những trường hợp bạn không biết phải xưng hô với người đối diện như thế nào.

Chú ý:

  • Không được sử dụng “san” sau tên mình, việc này được coi là cực kỳ bất lịch sự trong tiếng Nhật.

  • Ngoài ra, “san” cũng được thêm vào sau một số danh từ. Ví dụ như Fuji san (núi Fuji), Honya san (cửa hàng sách),… nên tránh nhầm lẫn với tên người.

  • Nếu có bạn người Nhật chức hẳn bạn sẽ thấy thỉnh thoảng họ sẽ có nickname như Yuki3, Yoshihiro3,… do số 3 phiên âm trong tiếng Nhật là “san”

  • ちゃん (chan): được sử dụng chủ yếu với tên của trẻ con, con gái, người yêu, bạn bè 1 cách thân mật (người cùng trang lứa hoặc kém tuổi).

  • くん (kun): gọi tên con trai 1 cách thân mật, sử dụng với những người cùng trang lứa hoặc kém tuổi.

  • さま (sama): sử dụng với ý nghĩa kính trọng (với khách hàng). Tuy nhiên trong một số trường hợp mang ý nghĩa mỉa mai, khinh bỉ đối với những người có tính trưởng giả học làm sang. Đặc biệt không được dùng “sama” sau tên mình. Cách nói này cực kỳ bất lịch sự.

  • ちゃま (chama): mang ý nghĩa kính trọng, ngưỡng mộ đối với kiến thức, tài năng một người nào đó, dù tuổi tác không bằng.

  • せんせい (sensei): được dùng với những người có kiến thức sâu rộng, mình nhận được kiến thức từ người đó (hay dùng với giáo viên, bác sĩ, giáo sư…).

  • どの (dono): dùng với những người thể hiện thái độ cực kỳ kính trọng. Dùng với ông chủ, cấp trên. Tuy nhiên các nói này hiếm khi sử dụng trong văn phong Nhật Bản.

  • し (shi): từ này có mức độ lịch sự nằm giữa san và sama, thường dùng cho những người có chuyên môn như kỹ sư, luật sư.

  • せんぱい (senpai): dùng cho đàn anh, người đi trước.

  • こうはい (kouhai): dùng cho đàn em, người đi sau.

3. Một số cách xưng hô trong tiếng Nhật tùy vào từng ngữ cảnh

3.1 Cách xưng hô trong gia đình

Cách xưng hô trong gia đình tiếng Nhật

  • Trong gia đình: bố mẹ thường gọi tên con cái. Ví dụ như Natsuki, Kano, Yuki hoặc thêm ちゃん (chan)/ くん (kun) sau tên Natsuki chan/ Kano kun. Khi dùng ちゃん (chan) mang nghĩa thân mật hơn.

Các từ xưng hô trong gia đình:

  • Con trai: むすこ (musuko)
  • Con gái: むすめ (musume)
  • Bố: おとうさん (otousan)/ ちち (chichi)
  • Mẹ: おかあさん (okaasan)/ はは (haha)
  • Bố mẹ: りょうしん (ryoushin)
  • Ông: おじいさん (ojisan)/ おじいちゃん (ojiichan)
  • Bà: おばあさん (obaasan)/ おばあちゃん (obaachan)
  • Cô, dì: おばさん (obasan)/ おばちゃん (obachan)
  • Chú, bác: おじさん (ojisan)/ おじちゃん (ojichan)
  • Anh: あに (ani)
  • Chị: あね (ane)
  • Em gái: いもうと (imouto)
  • Em trai: おとうと (otouto)

Khi nói về thành viên trong gia đình người khác:

  • Bố mẹ: りょうしん (ryoushin)
  • Con trai: むすこさん (musukosan)
  • Con gái: むすめさん (musumesan)
  • Anh: おにいさん (oniisan)
  • Chị: おねえさん (oneesan)
  • Em gái: いもうとさん (imoutosan)
  • Em trai: おとうとさん (otoutosan)

3.2 Cách xưng hô với bạn bè

Khi giao tiếp với bạn bè, bạn có thể xưng là わたし (watashi)/ ぼく (boku) hoặc xưng tên của mình (thường con gái), おれ (ore) và có thể gọi người khác bằng tên riêng/ tên + chan/ kun (bạn trai), kimi (đằng ấy, cậu : dùng trong thường hợp thân thiết, Omae (mày), Tên + senpai (gọi các anh chị khoá trước).

3.3 Cách xưng hô với thầy cô

Trò với thầy:

  • Bạn có thể xưng là わたし (watashi)/ ぼく (boku) (tôi dùng cho con trai khi rất thân), thầy là 先生 (sensei)/ tên giáo viên + 先生 (senseigata): các thầy cô/kouchou sensei (hiệu trưởng)

Thầy với trò:

  • Thầy là 先生 (sensei)/ ぼく (boku) (thầy giáo thân thiết)/ わたし (watashi), với học sinh sẽ là tên/tên + くん (kun)/ ちゃん (chan)/ きみ (kimi)/ おまえ (omae).

3.4 Cách xưng hô giữa những người yêu nhau

Có 3 cách xưng hô với người yêu trong tiếng Nhật phổ biến mà các cặp đôi có thể dùng để xưng hô với nhau:

  • Tên gọi + ちゃん (chan)/ くん (kun): phổ biến ở cặp đôi trong độ tuổi khoảng 20
  • Ngoài ra, khi yêu nhau các bạn trẻ thường gọi người yêu là おまえ (omae), tự xưng mình là ぼく (boku) mà không hề có nghĩa thô tục.

3.5 Cách xưng hô tại nơi làm việc

Việc xưng hô tiếng Nhật tại công ty là kiến thức mà du học sinh và thực tập sinh cần nắm chắc để giao tiếp thuận lợi khi làm việc tại Nhật Bản. Tùy vào cấp bậc của người giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp mà thực tập sinh cần chọn cách xưng hô hợp lý.

  • Ngôi thứ nhất: わたし (watashi)/ ぼく (boku)/ おれ (ore) (dùng với người cùng cấp hoặc cấp dưới).
  • Ngôi thứ hai:
    • Tên riêng (dùng với người cùng cấp hoặc cấp dưới).
    • Tên + さん (san) (dùng với cấp trên hoặc senpai).
    • Tên + chức vụ (dùng với cấp trên).
    • Chức vụ (VD: 部長 (bucyou), 社長 (shachou)…).
    • Tên + 先輩 (senpai) (dùng với người vào công ty trước/tiền bối).
    • おまえ (omae)/ きみ (kimi) (dùng với người cùng cấp hoặc cấp dưới).

Một số chức danh trong tiếng Nhật:

  • 先生 (sensei): giáo viên, bác sĩ, giáo sư…
  • ドノ (dono): ông chủ, cấp trên.
  • し (shi): kỹ sư, luật sư.
  • 先輩 (senpai): đàn anh, người đi trước.
  • 後輩 (kouhai): đàn em, người đi sau.

4. Một số câu hỏi đặc biệt về cách xưng hô trong tiếng Nhật của bạn đọc

Chồng yêu trong tiếng Nhật là gì?

Chồng yêu trong tiếng Nhật là あいぞ (aizo), đây là cách gọi thân mật của người vợ đối với chồng mình.

SS có nghĩa là gì?

SS viết tắt của từ sensei có nghĩa là thầy – cô giáo người dạy học cho mình hay cho người thân – bạn bè của mình. Ví dụ: Người Nhật hay gọi là Tokuda sensei có nghĩa là Thầy Tokuda…

Bạn thân trong tiếng Nhật là gì?

Bạn thân trong tiếng Nhật là 親友 (shinyuu). Ví dụ: Bạn thân tôi đang ở Nhật là shinyuu ha nihon ni iru.

Bạn bè trong tiếng Nhật

Trong tiếng Nhật, chúng ta có 4 từ để nói về tình bạn: 友達 (Tomodachi), 友人 (Yuujin), 仲間 (Nakama) và 親友 (Shinyuu).

Tomodachi và Yuujin có nghĩa tương tự nhau, là bạn bè thông thường. Tuy nhiên cách dùng thứ 2 có phần lịch sự hơn. Shinyuu ý chỉ người bạn thân thiết của bạn, là những người bạn mà bạn sẽ cảm thấy thoải mái, tự nhiên khi họ ở trong khoảng cách riêng tư của bạn. Trong khi đó, Nakama thường chỉ một nhóm bạn có cùng đặc điểm, sở thích, sự quan tâm đến vấn đề gì đó.

Thông qua bài viết này, hi vọng bạn đã nắm được những cách xưng hô trong từng ngữ cảnh giao tiếp tiếng Nhật. Để hiểu rõ hơn về tiếng Nhật và có thể sử dụng thành thạo nó, bạn có thể đăng ký ngay khóa học tiếng Nhật Online của Thanh Giang. Đặc biệt, khóa học này hoàn toàn MIỄN PHÍ, Thanh Giang muốn dành tặng đến tất cả các bạn yêu mến tiếng Nhật và văn hóa xứ Phù Tang.

Học tiếng Nhật

Izumi.Edu.VN

CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ

Chat trực tiếp cùng Thanh Giang

Link facebook: Izumi.Edu.VN

>>> Link Zalo: Izumi.Edu.VN

>>> Link fanpage

Nguồn: https://duhoc.thanhgiang.com.vn

FEATURED TOPIC