Mẫu bảng cân đối kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC

Bảng cân đối kế toán là công cụ quan trọng để tổng hợp và phản ánh giá trị tài sản và nguồn tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Dưới đây là mẫu bảng cân đối kế toán theo quyết định 48. Hãy theo dõi để biết thêm chi tiết.

1. Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán

  • Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp
  • Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết
  • Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước

2. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán năm

  • “Mã số” ghi ở cột B tương ứng với các chỉ tiêu báo cáo.
  • Số hiệu ghi ở cột C “Thuyết minh” của báo cáo này là số hiệu các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm thể hiện số liệu chi tiết hoặc các thuyết minh bổ sung của các chỉ tiêu này trong Bảng cân đối kế toán.
  • Số liệu ghi vào cột 2 “Số đầu năm” của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 1 “Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước hoặc theo số đã điều chỉnh các năm trước ảnh hưởng đến các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp phát hiện sai sót trọng yếu cần phải điều chỉnh theo phương pháp hồi tố.
  • Số liệu ghi vào cột 1 “số cuối năm” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được hướng dẫn như sau:

PHẦN TÀI SẢN

A. Tài sản ngắn hạn (Mã số 100)

Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150

Trong đó:

  • Mã số 110 (Tiền và các khoản tương đương tiền): Tổng số dư Nợ của các TK 111, 112 trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn phản ánh ở số dư Nợ TK 121 trên sổ chi tiết TK 121.
  • Mã số 120 (Đầu tư tài chính ngắn hạn) = Mã số 121 + Mã số 129.

Trong đó:

  • Mã số 121 (Đầu tư ngắn hạn): Là tổng dư Nợ của TK 121 trên sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái sau khi trừ đi các khoản đầu từ ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu 110.

  • Mã số 129 (Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn): Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. Là số dư Có của Tk 1591 trên Sổ cái.

  • Mã số 130 (Các khoản phải thu ngắn hạn) = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 138 + Mã số 139.

Trong đó:

  • Mã số 131 (Phải thu của khách hàng): căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 131 mở theo từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131.

  • Mã số 132 (Trả trước cho người bán): Căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của Tk 331 mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết TK 331.

  • Mã số 138 (các khoản phải thu khác): Là tổng số dư Nợ của các Tài khoản: 1388, 334, 338 trên sổ kế toán chi tiết các TK 1388, 334, 338 (Không bao gồm các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cước ngắn hạn).

  • Mã số 139 (Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi) số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. số liệu là số dư Có chi tiết của Tk 1592 trên sổ kế toán chi tiết của các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (Tk 1592).

  • Mã số 140 (Hàng tồn kho) = Mã số 141 + Mã số 149.

Trong đó:

  • Mã số 141 (Hàng tồn kho): Tổng số dư Nợ của các Tk 152, 153, 154, 155, 156, 157 trên sổ cái.

  • Mã số 149 (Dự phòng giảm giá hàng tồn kho): Số dư Có của Tài khoản 1593 trên sổ chi tiết TK 159, chi tiết các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Tk 1593).

  • Mã số 150 (Tài sản ngắn hạn khác) = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 158.

Trong đó:

  • Mã số 151 (Thuế GTGT được khấu trừ): căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 133 trên sổ cái.
  • Mã số 152 (Thuế và các khoản phải thu nhà nước): căn cứ vào số dư Nợ chi tiết Tk 333 trên sổ kế toán chi tiết TK 333.
  • Mã số 158 (Tài sản ngắn hạn khác): căn cứ vào số dư Nợ các Tài khoản 1381, tài khoản 141, tài khoản 142, tài khoản 1388 trên sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái hoặc trên sổ chi tiết TK 1388.

B. Tài sản dài hạn (Mã số 200)

Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 230 + Mã số 240

  • Mã số 210 (tài sản cố định) = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213.

Trong đó:

  • Mã số 211 (Nguyên giá): số liệu ghi vào chỉ tiêu này là sơ dư Nợ của Tài khoản 211 trên Sổ cái.

  • Mã số 212 (Giá trị hao mòn lũy kế): số liệu ghi vào chỉ tiêu này là sơ dư Có của các tài khoản: Tk 2141 trên sổ chi tiết TK 2141, TK 2142 trên sổ chi tiết TK 2142 và Tài khoản 2143 trên sổ chi tiết 2143.

  • Mã số 213 (Chi phí xây dựng cơ bản dở dang): số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 241 trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái.

  • Mã số 220 (Bất động sản đầu tư) = Mã số 221 + Mã số 222.

Trong đó:

  • Mã số 221 (Nguyên giá): Số liệu để phản ánh vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 217.

  • Mã số 222 (Giá trị hao mòn lũy kế): Số liệu của chỉ tiêu này ghi bằng số âm, có giá trị là số dư Có của Tài khoản 2147 trên sổ kế toán chi tiết TK 2147.

  • Mã số 230 (Các khoản đầu tư tài chính dài hạn) = Mã số 231 +Mã số 239.

Trong đó:

  • Mã số 231 (Đầu tư tài chính dài hạn): số liệu ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ Tài khoản 221 trên Sổ cái.

  • Mã số 239 (Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn): Là số dư Có của Tài khoản 229 trên Sổ cái.

  • Mã số 240 (Tài sản dài hạn khác) = Mã số 241 + Mã số 248 + Mã số 249.

Trong đó:

  • Mã số 241 (Phải thu dài hạn): Là số dư Nợ chi tiết của các Tài khoán 131, 138, 331, 338 trên sổ kế toán chi tết các TK 131, 1388.
  • Mã số 248 (Tài sản dài hạn khác): căn cứ vào tổng số dư Nợ Tài khoản 242, Tài khoản 244 và Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái.
  • Mã số 249 (Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi): Số liệu ghi chỉ tiêu này ghi bằng số âm, là số dư Có chi tiết của Tài khoản 1592, chi tiết dự phòng phải thu dài hạn khó đòi trên sổ kế toán chi tiết TK 1592.

MÃ SỐ 250 (TỔNG CỘNG TÀI SẢN) = MÃ SỐ 100 + MÃ SỐ 200

PHẦN NGUỒN VỐN

A. Nợ phải trả (Mã số 300) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo gồm: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 320

  • Mã số 310 (Nợ ngắn hạn) = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 318 + Mã số 319.

Trong đó:

  • Mã số 311 (Vay ngắn hạn): Là số dư Có của Tk 311 và TK 315 trên sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái.
  • Mã số 312 (Phải trả cho người bán): Là tổng số dư Có chi tiết của TK 331 được phân loại là ngắn hạn mở theo từng người bán trên Sổ kế toán chi tiết TK 331.
  • Mã số 313 (Người mua trả tiền trước): Căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 131 được phân loại là ngắn hạn mở cho từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131 và số dư Có của TK 3387 được phân loại là ngắn hạn trên Sổ kế toán chi tiết TK 3387.
  • Mã số 314 (Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước): Là số dư Có chi tiết của Tài khoản 333 trên Sổ kết oán chi tiết TK 333.

3. Cách lập Bảng cân đối tài khoản bằng Excel theo QĐ 48

3.1. Cơ sở lập bảng cân đối tài khoản

Bảng cân đối tài khoản là phụ biểu của báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế, dùng để phản ánh tổng quát số hiện có đầu năm, số phát sinh tăng giảm trong năm và số hiện có cuối năm được phân loại theo tài khoản kế toán của các loại tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, doanh thu, thu nhập khác, chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2. Hướng dẫn cách lập bảng cân đối tài khoản kế toán

  • Cột 1 “Số hiệu tài khoản”: Cột này ghi số hiệu của từng tài khoản cấp 1 (hoặc cả tài khoản cấp 1 và tài khoản cấp 2) doanh nghiệp sử dụng trong năm báo cáo.
  • Cột 2 “Tên tài khoản”: Cột này ghi tên của từng tài khoản theo thứ tự từng loại mà doanh nghiệp đang sử dụng.
  • Cột 3, 4 “Số dư đầu năm”: Cột 3 và cột 4 dùng để phản ánh số dư Nợ đầu năm và số dư Có đầu năm theo từng tài khoản.
  • Số liệu để ghi vào vào cột 3, 4 “Số dư đầu năm” được căn cứ vào Sổ cái hoặc sổ Nhật ký – sổ cái, hoặc căn cứ vào số liệu ghi ở cột 7, cột 8 của bảng cân đối tài khoản năm trước.
  • Cột 5, 6 “Số phát sinh trong năm”: Cột 5 và cột 6 dùng để phản ánh số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có của từng tài khoản trong năm báo cáo.
  • Số liệu để ghi vào cột 5 và cột 6 được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ và tổng số phát sinh bên Có của từng tài khoản ghi trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Số cái trong năm báo cáo.
  • Cột 7, 8 “Số dư cuối năm”: Cột 7 và cột 8 dùng để phản ánh số dư Nợ cuối năm và số dư có cuối năm theo từng tài khoản của năm báo cáo.
  • Số liệu ghi vào cột 7 và cột 8 được tính như sau:

Số dư cuối năm = Số dư đầu kỳ + Số phát sinh trong kỳ – Số phát sinh giảm

Vậy là bạn đã nắm được mẫu bảng cân đối kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy truy cập Izumi.Edu.VN.

FEATURED TOPIC