Văn khấn Bàn Thờ Phật tại nhà là một trong những nghi thức quan trọng trong tín ngưỡng Phật giáo. Bài cúng Bàn Thờ Phật sẽ thể hiện lòng thành kính và biết ơn của gia chủ đối với Đức Phật và các chư vị Bồ Tát. Khăn khấn cũng là sự cầu nguyện của gia chủ đến các vị phật. Hãy cùng tôi tham khảo những mẫu văn khấn Bàn Thờ Phật chuẩn xác để có quá trình thờ cúng và cầu nguyện đúng chuẩn nhất nhé!
Văn khấn Bàn Thờ Phật tại nhà thường ngày
Ở nước ta, Phật giáo là một tín ngưỡng phổ biến và được nhiều người thờ cúng. Bên cạnh Bàn Thờ gia tiên để tưởng nhớ và thể hiện lòng biết ơn đến ông bà tổ tiên, Bàn Thờ Phật chính là tín ngưỡng để gia chủ từ bi hỷ xả, cầu nguyện những điều tốt đẹp, may mắn đến với gia đình của mình.
Bạn đang xem: Văn khấn Bàn Thờ Phật tại nhà: Những bí quyết thể hiện lòng thành kính, nhằm cầu nguyện cho cuộc sống an lạc và may mắn
Đối với những người theo đạo Phật Giáo, việc lập phòng thờ trong gia đình là điều không thể thiếu. Phòng thờ tượng phật, bà Quan Âm Bồ Tát sẽ là nơi để mọi thành viên trong gia đình có thể cầu nguyện, tìm đến những điều tốt đẹp, giúp bản thân thư thái, an yên hơn trước những áp lực cuộc sống, muộn phiền trong công việc.
Thông thường, các phật tử sẽ thực hiện các lễ cúng và đọc bài văn khấn Bàn Thờ Phật thường ngày. Đây chính là cách mà mọi người cầu mong những điều tốt đẹp hoặc tìm đến một thế giới an yên dành riêng cho mình. Bạn có thể tham khảo bài văn khấn Bàn Thờ Phật tại nhà thường ngày như sau:
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán thế Bồ Tát.
Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thủy từ chứng giám.
Tín chủ con là:…
Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện cửa hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.
Cúi xin được Đại sỹ không rời bạn nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao.
Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đồng, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!”
Đây là bài văn khấn phổ biến được mọi người đọc hàng ngày trước tượng Phật Quan Âm. Bạn có thể tham khảo và thực hiện theo để có quá trình thờ cúng Phật giáo đúng chuẩn nhất.
Văn khấn Bàn Thờ Phật tại nhà mùng 1, ngày Rằm
Trong Phật Giáo, ngày Rằm và mùng 1 là hai thời điểm quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc. Theo quan niệm trong Phật giáo, đây chính là hai ngày lễ quan trọng để các phật tử thể hiện lòng thành kính của mình đối với Đức Phật và các chư vị Bồ Tát.
Ngày Rằm, tức là ngày 15 âm lịch hàng tháng, chính là ngày Vọng. Đây là thời điểm mặt trăng tròn nhất trong 1 tháng, do đó được xem là ngày Đức Phật thuyết giảng kinh Pháp hoa cho các Phật tử. Bên cạnh đó, đây cũng là ngày Đức Phật thành đạo và nhập Niết Bàn.
Ngày mùng 1 được gọi là Ngày Sóc, đây chính là thời gian mặt trăng mọc lại sau khi trăng tròn. Mùng 1 cũng chính là thời điểm khởi đầu mới, bắt đầu một tháng mới, cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình.
Do đó, vào ngày Rằm và mùng 1, các Phật tử thường sẽ đọc văn khấn Bàn Thờ Phật tại nhà để cầu mong những điều bình an, hạnh phúc trong cuộc sống và tiền tài trong công việc.
Bài cúng trước Bàn Thờ Phật vào ngày Rằm, mùng 1 bạn nên tham khảo như sau:
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Hôm nay là ngày….tháng….năm
Tín chủ con là…Ngụ tại….
Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa.
Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan m Đại sỹ, cùng hiền Thánh Tăng.
Đệ tử lâu đời lâu kiếp
Nghiệp chướng nặng nề
Nay đến trước Phật đài,
Thành tâm sám hối
Thề Tránh điều dữ
Nguyện làm việc lành,
Ngửa trông ơn Phật
Quán m Đại sỹ,
Chư Thánh hiền Tăng,
Thiên Long Bát bộ,
Hộ pháp Thiên thần,
Từ bi gia hội.
Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.
Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!”
Văn khấn Bàn Thờ Phật rằm tháng 7
Rằm tháng 7, hay còn được gọi là lễ Vu Lan, đây chính là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong Phật giáo. Lễ Vu Lan chính là dịp để con cái, cháu trong gia đình bày tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn của bản thân đối với cha mẹ, ông bà và tổ tiên.
Vào ngày Rằm tháng 7, mọi người sẽ cầu nguyện cho ba mẹ luôn mạnh khỏe, sống an lạc, bình an. Cũng vào ngày này, phật tử sẽ thực hiện các lễ cúng tại nhà và chùa. Mọi người sẽ chuẩn bị một mâm cúng đầy đủ và đọc kinh, niệm Phật, đọc văn khấn để cầu nguyện.
Cúng vào ngày Rằm tháng 7 không chỉ thể hiện lòng hiếu thảo, sự thành kính của bản thân đối với ông bà tổ tiên mà còn thể hiện tấm lòng của bản thân luôn hướng đến cái thiện, điều lành dưới ánh sáng soi đường của Phật.
Vì Rằm tháng 7 là một ngày quan trọng và có nhiều ý nghĩa, mọi người cần phải chú ý đến việc thờ thần phật và đọc văn khấn đúng chuẩn.
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy…
Tín chủ chúng con là…
Ngụ tại…
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.
Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.
Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!”
Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát – văn khấn nguyện mẹ Quan Thế Âm
Đọc văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát có ý nghĩa quan trọng đối với các phật tử. Vì đây chính là cách mà mọi người thể hiện lòng thành kính, biết ơn của mình đối với Đức Phật và Đức Quan Thế Âm Bồ Tát.
Bạn nên đọc văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát vào mỗi buổi sáng khi thức dậy và trước khi đi ngủ mỗi tối. Đây chính là cách để mọi người có thể cầu mong những điều tốt đẹp, sức khỏe, bình an, và vạn sự may mắn cho gia đình.
Khi đọc văn khấn mẹ Quan Thế Âm, thông thường mọi người sẽ có những mục đích cầu nguyện riêng của mình như cầu an, cầu siêu, sám hối hoặc hồi hướng, phát nguyện. Mỗi mục đích cầu nguyện khác nhau sẽ đi kèm với những bài văn khấn riêng mà bạn nên chú ý để có quá trình cầu nguyện đúng chuẩn nhất.
Mở đầu của bài văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát, bạn sẽ đọc như sau:
“Con xin cung kính lễ lạy:
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Thập Phương Tam Thế Chư Phật, chư Bồ Tát,
Tam Bảo khắp mười phương (3 lần)
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quan Thế m Bồ Tát (2 lần)
Tri ân:
Hôm nay lại bước qua một ngày, con tự biết con đã được rất nhiều may mắn, con đã hưởng được tha lực từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát. Đức Từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quan Thế m Bồ Tát ban cho, và được chư vị giúp đỡ mà con mới có được ngày hôm nay. Con xin thành tâm thành kính quỳ nơi đây dâng lòng chí thành chí kính tri ân (1 lạy).”
Sau đó, tùy vào từng mục đích cầu nguyện và bạn sẽ đọc văn khấn cho phù hợp.
Cầu an
“Con xin thành tâm thành kính cầu nguyện sự an lành, an lạc, thanh bình, hạnh phúc cho cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng khắp các chúng sanh hữu tình, vô tình.
Con cầu xin thập phương tam thế chư Phật, chư Bồ Tát, Đức Từ phụ A Di Đà Phật, Đức Quán Thế m Bồ Tát, và chư vị từ bi gia hộ, giúp đỡ để chúng con đồng được sự an lành, an lạc, tu hành đến Tri Kiến Giải Thoát, thoát khỏi sanh tử luân hồi, đồng xin nguyện được vãng sanh về Cực Lạc Quốc (1 lạy).”
Cầu siêu
“Con cũng thanh tâm cầu siêu cho vong linh cửu huyền thất tổ, cha mẹ, tổ tiên, thân bằng quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp.
Những vong linh liên hệ và không liên hệ đến con,
Những vong linh con đã lỡ gây hại, sát hại trong quá khứ,
Cho những vong linh tên:…
Cùng những vong linh mất trong chiến tranh, thiên tai, bệnh tật, và vì mọi lý do chưa được vãng sanh.
Con thành tâm cầu nguyện xin tha lực từ bi của mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quan Thế m Bồ Tát, cùng chư vị giúp đỡ để các vong linh được tiếp dẫn về nơi an lạc, siêu sanh Tịnh Độ (1 lạy)”
Sám hối
“Nay con xin chí thành sám hối mọi tội lỗi con đã lỡ gây tạo từ nhiều kiếp cho đến nay, những tội con đã gây tạo trong kiếp sống hiện tại.
Những tội con gây tạo do bởi vô tình hay cố ý, gây hại, sát hại đến nhân mạng, đến giới hữu tình hoặc vô tình, những tội do bởi Tham, Sân, Si, do bởi ngã mạn, vô minh che lấp.
Từ nay, mỗi ngày con xin kiểm soát hành động, từ tưởng để sám hối, sửa sai và xin nguyện giữ mình không tái phạm.
Hết thảy các tội, con xin chí thành quỳ nơi đây dâng lòng sám hối. Xin chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quan Thế m Bồ Tát chứng minh cho lòng thành của con (1 lạy).”
Hồi Hướng/ Phát Nguyện
“Sám hối rồi, nay con xin nguyện tiếp tục tu học, tu hành, hướng tâm tu để thoát khỏi sanh tử luân hồi. Làm việc lợi mình lợi người.
Con xin hồi hướng, chia sẻ Công Đức đến cha mẹ, thân nhân (tên)… Đến chư Thiên, chư Thần, chư Thánh, chư Hộ Pháp và chư vị đã giúp đỡ cho con.
Đến những vong linh mà con đã lỡ gây hại, sát hại. Cùng tất cả các vong linh chưa được vãng sanh và pháp giới chúng sanh.
Con nguyện dâng lòng thành kính tri ân, quy y Tam Bảo. Cầu xin Chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quán thế m Bồ Tát từ bi gia hộ để con và chúng sanh đồng được duyên lành tu học thoát khỏi sanh tử luân hồi, trên tri ân chư Phật, dưới cứu độ chúng sanh. Chúng con đồng xin nguyện được vãng sanh về Cực Lạc Quốc (3 lạy).”
Những lưu ý khi đọc văn khấn Bàn Thờ Phật tại nhà
Việc đọc văn khấn Bàn Thờ Phật tại nhà mang ý nghĩa quan trọng bởi vì đây chính là cách để thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Do đó, trong quá trình thờ cúng và đọc văn khấn, bạn cần phải chú ý đến một số vấn đề sau:
-
Khi đọc văn khấn cũng như thực hiện các lễ cúng bàn thờ phật trong gia đình, bạn cần phải thành tâm, toàn ý cho việc này. Không nên để bản thân bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ về vấn đề khác, chỉ tập trung vào việc thực hiện nghi lễ thờ cúng.
-
Trang phục trang nghiêm, gia chủ cần mặc áo dài tay, quần dài. Tránh tình trạng mặc áo hai dây, hở hang vì như vậy là thiếu tôn trọng và vi phạm các nguyên tắc trong thờ cúng phật giáo.
-
Đọc văn khấn Bàn Thờ Phật tại nhà phải rõ ràng, rành mạch, rõ chữ và đọc đúng nội dung, không thêm bớt hoặc sửa đổi theo sở thích của cá nhân.
-
Hãy cầu nguyện những điều tốt đẹp dành cho gia đình, bản thân và những người thân. Không cầu nguyện những điều trái đạo đức, pháp luật hoặc mê tín dị đoan.
-
Đối với những ngôi nhà, phòng thờ nhỏ, không có nhiều không gian, bạn nên đặt vách ngăn để đảm bảo không có tạp âm, ồn ào. Đồng thời, cách làm này sẽ giúp cho quá trình thờ cúng, cầu nguyện của mọi người trở nên trang nghiêm, yên tĩnh hơn.
-
Gia chủ không nên thiếu các lễ vật thờ cúng, hãy bày trí đầy đủ các vật phẩm thờ cúng để thể hiện lòng thành kính, sự chu đáo của bản thân.
-
Bạn đừng quên thắp hương và vái lạy trong quá trình đọc văn khấn và thực hiện nghi lễ thờ cúng.
Kết luận
Bài cúng Bàn Thờ Phật và những bài văn khấn Bàn Thờ Phật tại nhà đã được giới thiệu qua bài viết trên. Hy vọng mọi người có thể nắm rõ hơn về những nguyên tắc trong thờ cúng để thể hiện lòng thành kính, tấm lòng của bản thân đối với Đức Phật và chư vị đức phật. Từ đó, nguyện cầu những điều tốt đẹp, an lành và may mắn sẽ đến với bản thân và gia đình.
Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về vạn kiếp bồ tát, các mẫu tượng phật, hoặc các nghi lễ khác trong Phật giáo, hãy đến với Izumi.Edu.VN để tìm hiểu những điều thú vị và hữu ích nhất!
Nguồn: https://izumi.edu.vn/
Danh mục: Kinh nghiệm sống