Văn mẫu lớp 7: Đức tính giản dị của Bác Hồ – Những mẫu cho học sinh lớp 7

Khi nhắc đến Hồ Chí Minh, mỗi người dân Việt Nam sẽ cảm thấy vô cùng tự hào. Người là vị lãnh tụ vĩ đại cũng là người cha già muôn vàn kính yêu của cả dân tộc Việt Nam. Bác chính là tấm gương sáng mà con người Việt Nam đời đời noi theo – một con người sống trọn đời giản dị và thanh bạch.

Tài liệu này sẽ giới thiệu đến các em 19 mẫu đoạn văn về đức tính giản dị của Bác Hồ, dành cho học sinh lớp 7. Mời các em tham khảo nội dung chi tiết sau đây.

Đoạn văn về đức tính giản dị của Bác Hồ – Mẫu 1

Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Với nhân dân, Bác chính là biểu tượng của một lối sống giản dị mà hết sức thanh cao. Điều đó được thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau. Đầu tiên, lối sống giản dị của Bác được biểu hiện qua đời sống hằng ngày. Nơi ở của Bác – mà nhà văn gọi là “cung điện” của một vị Chủ tịch nước chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để “tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ”, đồ đạc trong đó cũng “rất mộc mạc, đơn sơ”. Trang phục Bác mặc cũng “hết sức giản dị”. Bác chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Việc ăn uống của Bác hết sức đơn giản, đạm bạc. Món ăn toàn là: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa,… – những món ăn dân dã của vùng quê Việt Nam. Không chỉ trong cuộc sống hằng ngày, ngay cả trong công việc hay trong quan hệ với mọi người, Bác cũng sống vô cùng giản dị. Xung quanh đều có rất ít người giúp việc. Những công việc có thể tự làm, Bác không để ai phải giúp đỡ. Với nhân dân, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Có thể kể đến những việc đi thăm nhà tập thể công nhân; viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam; đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến;… Chính lối sống giản dị mà thanh cao đã khiến nhiều người cảm thấy khâm phục Bác nhiều hơn.

Đoạn văn về đức tính giản dị của Bác Hồ – Mẫu 2

Bác Hồ chính là biểu tượng của một lối sống giản dị mà hết sức thanh cao. Điều đó được thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau, trong đời sống hằng ngày, trong công việc hay mối quan hệ với mọi người. Nơi ở của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao, có vài phòng để “tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ”, đồ đạc trong đó cũng “rất mộc mạc, đơn sơ”. Trang phục Bác mặc cũng chỉ có vài bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Việc ăn uống cũng thật đam bạc, món ăn đều là những món ăn dân dã của vùng quê Việt Nam như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… Cách sống của Người khiến cho mỗi người dân Việt Nam không khỏi ngưỡng mộ và kính trọng. Đồng thời, chúng ta còn thêm yêu mến, thêm tự hào. Không chỉ trong cuộc sống hằng ngày, ngay cả trong công việc hay trong quan hệ với mọi người, Bác cũng sống vô cùng giản dị. Xung quanh đều có rất ít người giúp việc. Những công việc có thể tự làm, Bác không để ai phải giúp đỡ. Với nhân dân, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Có thể kể đến những việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Bác Hồ đã chủ động lựa chọn lối sống ấy như là một cách để “tu dưỡng tâm hồn”. Chính lối sống giản dị mà thanh cao của Bác đã khiến chúng ta cảm thấy khâm phục và trân trọng.

Đoạn văn về đức tính giản dị của Bác Hồ – Mẫu 3

“Bác đã về đây, Tổ quốc ơi Nhớ thương, hòn đất ấm hơi Người Ba mươi nǎm ấy, chân không nghỉ Mà đến bây giờ mới tới nơi!”

(Theo chân Bác, Tố Hữu)

Bác Hồ là tiếng gọi đầy kính trọng và yêu thương đối với mỗi người dân Việt Nam. Cuộc đời của Bác là tấm gương chói sáng về một nhân cách lớn, đặc biệt là đức tính giản dị. Điều đó được thể hiện từ trong cuộc sống hằng ngày đến trong công việc, hay quan hệ với mọi người. Cách sống của Người không giống với bất cứ một vị tổng thống chủ tịch nào. Nơi ở của Bác – mà nhà văn gọi là “cung điện” của một vị Chủ tịch nước chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao, có vài phòng để “tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ”, đồ đạc trong đó cũng “rất mộc mạc, đơn sơ”. Trang phục Bác mặc cũng chỉ có vài bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Việc ăn uống cũng thật đam bạc, món ăn đều là những món ăn dân dã của vùng quê Việt Nam như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… Cách sống của Người khiến mỗi người dân Việt Nam không khỏi ngưỡng mộ và kính trọng. Đồng thời, chúng ta còn thêm yêu mến, thêm tự hào. Không chỉ trong cuộc sống hằng ngày, ngay cả trong công việc hay trong quan hệ với mọi người, Bác cũng sống vô cùng giản dị. Xung quanh đều có rất ít người giúp việc. Những công việc có thể tự làm, Bác không để ai phải giúp đỡ. Với nhân dân, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Có thể kể đến những việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến… Lối sống của Bác khác hẳn với các bậc hiền triết hay nhà tu hành. Bác đã chủ động lựa chọn lối sống ấy như là một cách để “tu dưỡng tâm hồn”. Như vậy, có thể khẳng định rằng, Bác Hồ chính là một biểu tượng cho đức tính giản dị.

Đoạn văn về đức tính giản dị của Bác Hồ – Mẫu 4

Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đức tính giản dị. Bác giản dị trong đời sống hằng ngày, trong công việc hay trong lời nói, bài viết. Hiếm có một vị nguyên thủ quốc gia nào có lối sống như Bác. Nơi ở của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Ngôi nhà của một vị Chủ tịch chỉ có vài ba phòng, với những món đồ đơn sơ. Bữa ăn hằng ngày của Bác chỉ có vài món hết sức đơn giản. Tất cả đều là những món ăn dân tộc như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Bác luôn hăng say lao động, suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc. Từ những việc nhỏ bé đến những việc vĩ đại. Đối với nhân dân, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Có thể kể đến những việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến… Lối sống của Bác khác hẳn với các bậc hiền triết hay nhà tu hành. Bác đã chủ động lựa chọn lối sống ấy như là một cách để “tu dưỡng tâm hồn”. Như vậy, có thể khẳng định Bác Hồ chính là một biểu tượng cho đức tính giản dị.

Đoạn văn về đức tính giản dị của Bác Hồ – Mẫu 5

Bác Hồ là một tấm gương về lối sống giản dị và thanh bạch. Điều đó được thể hiện từ trong cuộc sống hằng ngày, đến công việc hay mối quan hệ với mọi người. Bữa cơm của Bác chỉ có vài món hết sức đơn giản. Tất cả đều là những món ăn dân tộc như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… Khi ăn cơm, Bác không để rơi một hạt cơm nào. Lúc ăn xong lúc nào bát cũng sạch và thức ăn thừa còn được sắp xếp tươm tất. Nơi ở của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Cái nhà sàn nhỏ đó “luôn luôn lộng gió và ánh sáng”. Trang phục của Bác cũng rất giản dị, chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Bác cũng là một người say mê lao động. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc nhỏ bé đến những việc vĩ đại. Trong quan hệ với mọi người, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Có thể kể đến những việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến… Giản dị trong đời sống, nên Hồ Chí Minh cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Cách nói, cách viết của Người đều dễ hiểu với mục đích để cho quần chúng hiểu được, nhớ được và làm được. Nhưng cách sống đó của Bác không khắc khổ theo lối nhà tu hành, hay thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Mà Người chủ động lựa chọn lối sống này như là một cách để “tu dưỡng tâm hồn”. Qua chứng minh, chúng ta càng thêm yêu mến và cảm phục Bác nhiều hơn.

Đoạn văn về đức tính giản dị của Bác Hồ – Mẫu 6

Bác Hồ là một tấm gương tiêu biểu về lối sống giản dị. Điều đó được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày của Bác. Bác sống trong một chiếc nhà sàn chỉ “vỏn vẹn có vài phòng dùng làm nơi tiếp khách, nơi họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ nghỉ”. Nhưng nhà của Bác “luôn luôn lộng gió và ánh sáng”. Trên bàn làm việc cũng không bày biện nhiều đồ, chỉ để thuận lợi cho việc đọc, viết. Bác luôn quý trọng, giữ gìn, vui vẻ sống và làm việc với hoàn cảnh đó. Tuy Bác Hồ đã đi xa mãi mãi, nhưng mỗi người dân Việt Nam vẫn sẽ nhớ đến Bác với niềm yêu mến, tự hào về một nhân cách vô cùng cao đẹp.

Đoạn văn về đức tính giản dị của Bác Hồ – Mẫu 7

Giản dị là một đặc điểm trong

FEATURED TOPIC