Mẫu đơn xin xác nhận tốt nghiệp trường đại học chi tiết nhất hiện nay

Khi bạn hoàn thành chương trình đại học và cần xác nhận tốt nghiệp trong thời gian chưa nhận được bằng đại học, bạn có thể làm đơn gửi đến trường để xin xác nhận tốt nghiệp. Vậy mẫu đơn xin xác nhận tốt nghiệp có nội dung và hình thức ra sao, có những lưu ý gì khi soạn thảo mẫu đơn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mẫu đơn này.

1. Mẫu đơn xin xác nhận tốt nghiệp trường đại học là gì, mục đích của mẫu đơn là gì?

Mẫu đơn xin xác nhận tốt nghiệp trường đại học là văn bản mà sinh viên lập ra để xin được xác nhận tốt nghiệp trường đại học. Nội dung của đơn xin xác nhận tốt nghiệp nêu rõ thông tin xin xác nhận và thông tin cá nhân của người làm đơn…

2. Mẫu đơn xin xác nhận tốt nghiệp trường đại học:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
————————————
…, ngày … tháng … năm 20…

ĐƠN XIN XÁC NHẬN TỐT NGHIỆP

Kính gửi: - Hiệu trưởng trường (1)……..
- Phòng Đào tạo trường ……………

Tôi là: (2)………….. Ngày sinh:…………..
CMND số ………… cấp ngày ………… tại …………..
Hộ khẩu thường trú: ………
Số điện thoại: ……… Email: ……………

Tôi làm đơn này xin nhà trường xác nhận nội dung sau:

Tôi đã được Hiệu trưởng trường …………… cấp Bằng cử nhân với nội dung sau:
Ngành học: …………
Năm tốt nghiệp: ………
Xếp loại tốt nghiệp: ………
Hình thức đào tạo: ………
Lý do xin xác nhận: ………

Kính mong các phòng ban tạo điều kiện và phản hồi sớm cho tôi.
Tôi chân thành cảm ơn!

Nội dung xác nhận của Phòng Đào tạo

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:

  • Ghi rõ tên trường đại học mà sinh viên theo học;
  • Người viết đơn ghi rõ thông tin của mình: họ và tên, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, số điện thoại;
  • Lý do xin xác nhận.

4. Những quy định về chương trình học yêu càu tại trường đại học:

4.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với mỗi trình độ của giáo dục đại học:

  • Trình độ đại học: 120 tín chỉ. Đối với những ngành có thời gian đào tạo 5 năm hoặc 6 năm thì khối lượng kiến thức tích lũy tối thiểu tương ứng là 150 hoặc 180 tín chỉ.
  • Trình độ thạc sĩ: 60 tín chỉ. Đối với những ngành/ chuyên ngành ở trình độ đại học tương ứng có khối lượng kiến thức tối thiểu tích lũy từ 150 tín chỉ trở lên thì khối lượng kiến thức tối thiểu trình độ thạc sĩ là 30 tín chỉ.
  • Trình độ tiến sĩ: 90 tín chỉ đối với người tốt nghiệp thạc sĩ, 120 tín chỉ đối với người tốt nghiệp đại học.

4.2. Yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ của giáo dục đại học:

Ngoài các yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp, thái độ tuân thủ nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng – an ninh, người học sau khi tốt nghiệp mỗi trình độ của giáo dục đại học phải đạt được các yêu cầu năng lực tối thiểu như sau:

  • Trình độ đại học:
    • Kiến thức: Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;
    • Kỹ năng: Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;
    • Năng lực ngoại ngữ: Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn;
    • Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.

4.3. Quy trình và tổ chức xây dựng chương trình đào tạo:

  • Quy trình xây dựng chương trình đào tạo:

    • Bước 1: Khảo sát, xác định nhu cầu nhân lực và yêu cầu về khối lượng kiến thức tối thiểu;
    • Bước 2: Xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra;
    • Bước 3: Xác định cấu trúc, khối lượng kiến thức cần thiết;
    • Bước 4: Đối chiếu, so sánh với chương trình đào tạo tương tự;
    • Bước 5: Thiết kế đề cương chi tiết các học phần;
    • Bước 6: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các bên liên quan;
    • Bước 7: Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo;
    • Bước 8: Đánh giá và cập nhật thường xuyên nội dung chương trình môn học và phương pháp giảng dạy.
  • Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo:

    • Thành phần Tổ soạn thảo: gồm những người am hiểu về ngành/ chuyên ngành đào tạo và có năng lực xây dựng chương trình đào tạo;
    • Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định tiêu chuẩn, số lượng thành viên tham gia Tổ soạn thảo.

Trên đây là một mẫu đơn xin xác nhận tốt nghiệp trường đại học chi tiết nhất hiện nay. Hy vọng rằng thông tin này sẽ giúp bạn làm đơn thành công. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy truy cập Izumi.Edu.VN.

FEATURED TOPIC