Mẫu Biên Bản Họp Gia Đình: Cách Cử Người Đại Diện Các Đồng Thừa Kế

Bạn có biết rằng một biên bản là một trong những loại văn bản phổ biến nhất ngày nay? Mặc dù nó không có hiệu lực pháp lý để thi hành, nhưng biên bản thường được sử dụng để chứng minh các sự kiện thực tế đã xảy ra. Các lĩnh vực và nhiệm vụ khác nhau sẽ yêu cầu những mẫu biên bản khác nhau. Bài viết này sẽ giới thiệu với bạn về Mẫu biên bản họp gia đình cử người đại diện các đồng thừa kế.

Mẫu biên bản họp gia đình cử người đại diện các đồng thừa kế

1. Biên bản họp gia đình là gì?

Biên bản họp gia đình là một văn bản được lập để ghi nhận những thỏa thuận nội bộ giữa các thành viên trong gia đình. Các thỏa thuận này liên quan đến các quyền và nghĩa vụ chung mà các thành viên gia đình có trách nhiệm thực hiện hoặc được hưởng quyền lợi và lợi ích.

Biên bản họp gia đình cử người đại diện các đồng thừa kế là việc các thành viên trong gia đình thừa kế sẽ họp lại để thỏa thuận chọn ra một người đại diện đứng tên cho phần tài sản thừa kế chung của gia đình. Đại diện này sẽ nhận phần tài sản từ người để lại di sản (cha, mẹ, hoặc ông bà để lại).

Khi các bên được thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc, các bên có thể tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế của người đã mất. Những bên này có thể cử một người đại diện để đại diện cho tất cả mọi người trong việc thực hiện thủ tục này thông qua biên bản họp gia đình cử người đại diện các đồng thừa kế.

2. Mẫu biên bản họp gia đình cử người đại diện các đồng thừa kế

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————————-

BIÊN BẢN HỌP GIA ĐÌNH

Chúng tôi gồm có:

  1. Ông (Bà)……., sinh năm ….., mang CMND số ….. do ….. cấp ngày …/…/…, đăng ký hộ khẩu thường trú tại:………
  2. Ông (Bà)……., sinh năm ….., mang CMND số ….. do ….. cấp ngày …/…/…, đăng ký hộ khẩu thường trú tại:………
  3. Ông (Bà)……., sinh năm ….., mang CMND số ….. do ….. cấp ngày …/…/…, đăng ký hộ khẩu thường trú tại:………
  4. Ông (Bà)……., sinh năm ….., mang CMND số ….. do ….. cấp ngày …/…/…, đăng ký hộ khẩu thường trú tại:………

Chúng tôi đã tổ chức cuộc họp gia đình và thống nhất các nội dung sau đây:

  • Chúng tôi là vợ và các con đẻ của ông . Ông ….. sinh năm …., mất ngày ……., nơi thường trú cuối cùng trước khi mất: ………… Bố mẹ đẻ của ông……… đã mất trước ông……. Trước khi chết, ông ……….. có vợ là bà ….. và ba người con đẻ là các anh/chị: ……….., ………. Và……………
  • Ngày …/…. /….., ông ….. đã ký “Hợp đồng mua bán căn hộ” số………, với Công ty ……. để mua căn hộ số …., tầng …., tòa nhà chung cư …., thuộc dự án………….. Chi tiết căn hộ và các điều khoản mua bán cụ thể được thể hiện trong hợp đồng nêu trên.
  • Để thuận tiện cho việc làm các thủ tục liên quan đến quyền thừa kế tài sản của ông – chúng tôi thống nhất: bà ____ sẽ là người đại diện cho các đồng thừa kế của ông trực tiếp làm việc với chủ đầu tư và các cơ quan chức năng có thẩm quyền để tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Bên Mua phát sinh tại “Hợp đồng mua bán căn hộ” số ……….. nên trên. Bà ……. được đại diện và nhân danh các đồng thừa kế để làm thủ tục xin cấp và nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với căn hộ số …., tầng …., tòa nhà chung cư …., thuộc dự án…….., theo quy định của Pháp luật.

*Chúng tôi xin cam đoan:

  • Những thông tin về nhân thân, tài sản và nội dung đã trình bày trong biên bản này là đúng sự thật.
  • Chúng tôi đã tự đọc/nghe đọc lại toàn bộ văn bản, đã hiểu rõ nội dung và trách nhiệm của mình khi lập văn bản và cùng tự nguyện ký tên/điểm chỉ vào văn bản này để làm bằng chứng.

Chữ ký của người tham gia cuộc họp

Các thành viên
Các thành viên

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ …………..

3. Những chú ý khi lập biên bản họp gia đình cử người đại diện các đồng thừa kế

Khi soạn thảo biên bản họp gia đình cử người đại diện các đồng thừa kế, chúng ta cần đảm bảo có đầy đủ những nội dung sau:

  • Trên cùng sẽ là quốc hiệu và tiêu ngữ.
  • Ghi rõ thời gian và địa điểm viết biên bản.
  • Chỉ ra thành phần tham dự cuộc họp gia đình: ghi đầy đủ số lượng, họ tên, ngày tháng năm sinh, CMND/CCCD, hộ khẩu thường trú, địa chỉ, số điện thoại,… của tất cả những người tham gia họp.
  • Cần có một người ghi lại đầy đủ nội dung của cuộc họp: chủ yếu là thông tin về tài sản, thừa kế, thời hạn hưởng, và các giấy tờ liên quan nếu có.
  • Quyết định cuối cùng về việc chia di sản: chia cho ai, chia bao nhiêu, quyền và nghĩa vụ của những người nhận tài sản được quy định như thế nào.
  • Tiến hành biểu quyết: tất cả các thành viên có mặt sẽ đưa ra biểu quyết về quyết định trong biên bản.
  • Trong quá trình diễn biến của cuộc họp, cần đọc lại một lượt để tất cả mọi người có mặt nghe và xác nhận thông tin trên là tự nguyện và hợp lý.
  • Chữ ký của những người tham gia cuộc họp.
  • Xác nhận của bên thứ ba, thường là cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.

Khi viết biên bản họp gia đình, chúng ta cần lưu ý những điểm sau:

  • Bắt buộc phải có xác nhận của người làm chứng và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương (thường là UBND cấp xã) để đảm bảo sự chính xác của nội dung biên bản.
  • Biên bản họp gia đình nên được lập dưới sự chứng kiến của tất cả các thành viên trong gia đình và có chữ ký của tất cả các thành viên để tránh xảy ra tranh chấp sau này.
  • Cần ghi rõ trị giá tài sản được phân chia và chi tiết việc chia cho ai.
  • Biên bản họp gia đình nên được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chức để đảm bảo hiệu lực pháp lý.
  • Cần lưu ý về chính tả và văn phong phổ thông để tránh sự hiểu nhầm và nhầm lẫn gây ra các tranh chấp không đáng có.

Trên đây là nội dung về Mẫu biên bản họp gia đình cử người đại diện các đồng thừa kế. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho bạn một cách nhanh chóng nhất.

FEATURED TOPIC