Con thứ có được thờ gia tiên hay không? Những quy tắc của Bàn thờ Gia tiên

Có câu ca dao đã truyền lại suốt nhiều thế kỷ rằng “Cây có cội, nước có nguồn, con chim có tổ, con người có tông”. Đúng như câu ca dao này, việc thờ cúng gia tiên không chỉ là một truyền thống lâu đời của người Việt, mà còn là một nét đẹp văn hóa thể hiện lòng biết ơn của con cháu trong mỗi gia đình.

Văn hoá thờ cúng Gia tiên

Thờ cúng gia tiên là một truyền thống lâu đời, một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người phương Đông. Người ta tin rằng con người có linh hồn và thể xác, thể xác sẽ trở về tự nhiên nhưng linh hồn vẫn tồn tại và nhớ về nơi đã từng sống. Do đó, việc phụng sự và tưởng nhớ linh hồn tổ tiên là bổn phận của con cháu, để ông bà phù trợ cho cuộc sống yên ổn, khỏe mạnh và thịnh vượng.

Thờ cúng tổ tiên và ông bà được coi là một đạo lý quan trọng, gần như một Tôn giáo – Đạo Ông Bà. Bàn thờ tổ tiên được bài trí khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện của gia đình. Bàn thờ thường có chân dung của người đã khuất, bát nhang, lọ hoa, đèn, và gia đình khá giả có thể thêm đỉnh thờ.

Con thứ có được thờ gia tiên?

Trong gia đình người Việt, con trưởng có vai trò quan trọng – là người kế tục hương hỏa và chăm sóc giỗ Tết chính trong nhà. Việc chăm sóc phần âm trong nhà của con trưởng là rất quan trọng, không chỉ đầy đủ mà còn phải tuân thủ đúng quy tắc tâm linh và phong thủy.

Cả con trưởng và con thứ khi có gia đình riêng và nhà riêng đều cần có bàn thờ gia tiên riêng. Tuy nhiên, nếu gia chủ là con thứ, cần lưu ý rằng “ngai thờ chỉ được dùng cho gia chủ là con trường Họ, trưởng Chi”. Ngai thờ là nơi “duy nhất” ông bà và tổ tiên ngự trong một dòng họ, truyền dụng qua nhiều thế hệ. Theo phong tục, ngai thờ chỉ dành cho người con cả.

Đối với nhà con thứ, theo sách dẫn xưa cũng như các vị Nho cao niên, có thể sử dụng khám thờ hoặc bài vị để thay thế. Trên bàn thờ, chỉ cần có một hoặc hai bát hương để thờ các vị thổ thần, thổ địa, táo công hoặc các bậc thầy dạy chữ, dạy nghề… Nhưng không được thờ cha, cũng không tự ý tổ chức giỗ cha mẹ.

Những quy tắc của Bàn thờ Gia tiên cho gia chủ là con thứ

Theo tục lệ xưa, những người con thứ nếu không thể về nhà trưởng vào ngày giỗ Tết, cần góp lễ hoặc đưa lễ đến nhà thờ hay nhà con trưởng để làm lễ. Nếu không thể về nhà trưởng, có thể lập bàn thờ vọng tại nhà con thứ. Tuy nhiên, trước khi lập bàn thờ vọng, cần về nhà thờ họ để báo cáo và xin phép với tổ tiên. Sau đó, xin phép chuyển một vài lư hương phụ hoặc nén hương từ bàn thờ chính đến bàn thờ nhà con thứ để thắp hương tiếp.

Bàn thờ nhà con thứ cần được đặt ở vị trí trang trọng. Nếu nhà con thứ có tầng trên, nên đặt phòng thờ riêng ở tầng trên cùng để mang tính tôn nghiêm và thanh tịnh. Đối với nhà chung cư, bàn thờ có thể đặt trong phòng khách nhưng phải cao hơn chỗ tiếp khách.

Bàn thờ nhà con thứ cần đặt hướng về quê chính. Cách thờ cúng bàn thờ con thứ trong nhà cũng cần được coi trọng. Nghi lễ thờ cúng diễn ra giống như trong ngày giỗ và ngày lễ Tết bình thường.

Về cách sắp xếp bàn thờ nhà con thứ, không cần phải có bàn thờ tổ. Tuy nhiên, việc thờ cúng đòi hỏi lòng thành nên nếu có điều kiện, vẫn có thể trang trí không gian phòng thờ sao cho tôn nghiêm.

Gia chủ là con thứ hoàn toàn có thể thờ hạc trên bàn thờ gia tiên để gia tăng sự đầy đủ của các yếu tố ngũ hành phong thủy trên bàn thờ, điều này có ảnh hưởng rất tốt tới nguồn sinh khí và tài vận của gia đình.

Tuệ An hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này, mọi người sẽ biết thêm nhiều thông tin hữu ích cho việc sắp xếp và bài trí bàn thờ cho gia đình mình. Nếu có nhu cầu tân trang hoặc tìm kiếm một không gian thờ cúng trang nghiêm, hãy liên hệ ngay với Tuệ An để được đội ngũ nhân viên tư vấn chi tiết hơn!

Thông tin liên hệ – Bàn thờ Đẹp Tuệ An:

  • Địa chỉ: Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội
  • Hotline: 0344.517.683
Bài Viết Nổi Bật

Học Viện Phong Thủy Việt Nam

Đối tác cần mua lại website, xin vui lòng liên hệ hotline

Liên hệ quảng cáo: 0988 718 484 - Email: [email protected]

Địa chỉ: Số 20, TT6, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội

Web liên kết: Phật Phong Thủy