Đau đớn như thể

Có đáng không những tháng năm vô vọng? Những tâm hồn tan nát? Và đó, một mái tóc bạc phơ phác?


Ông cụ Tư Nhỏ thức dậy từ nửa đêm. Ông rên lên một tiếng ứ hự, thấy thất vọng khi nghe lòng mình vẫn còn đau. Có một niềm khát khao cháy bỏng, ông vẫn ước ao một lần nào đó thức mơ sâu, khi tỉnh dậy nỗi đau ấy biến mất, không còn dấu vết, như thể nó chưa từng tồn tại trên thế gian.

Ông nhẹ nhàng quay vòng theo lối đi ra sau, đốt lửa lên bếp. Một làn khói mỏng bay lên. Lửa bắt đầu le lói ngoi lên giữa đống củi dừa rồi lại tiêu đi, xanh lè vì gió. Trong nhà, nghe thằng Sáng vùng vằng đập chân xuống giường, ông nói, “Tội nghiệp, chắc muỗi cắn thằng nhỏ”. Con Nga ngồi dậy, hỏi vọng ra, “Mới nửa đêm mà, ba thức làm gì?”. Ông cụ trần tình như con Nga đang ngồi trước mặt ông: “Tao không thể ngủ. Nhưng, hôm nay ngủ sớm cho kỹ, để muỗi cắn thằng nhỏ làm ghẻ à”. Nga dạ, tiếng dạ của cô nghe chợm nghẹn ngào. Giữa im lặng, gió cồn lên rúc rích đuổi nhau chạy xổm trên mái nhà, như một bầy trẻ lật từng tấu lá để tìm trứng thằn lằn. Con Nga ngậm ngùi, hôm nay trời trở gió, chắc ngoài kia lạnh lắm, rồi cô ngập ngừng lên tiếng, “Ngày mai vào nhà ngủ… nghen ba”. Ngực ông Tư đập một tiếng, trái cổ nhảy ầng ậc để ngăn cho dòng nước mắt chực trào. Ông lật bật hốt một nắm trà, bỏ vào cái bình sứt vòi, nói “Bây giờ để từ từ, tôi tính…”.

Ngay lập tức ông cụ thôi thèm trà, ông muốn ngủ, ngủ đêm ngủ ngày, để khi tỉnh dậy, như một phép màu, ông ngồi ngay bên chiếc bàn cơm tối mà con Nga vừa mới dọn ra. Cô bé bày ba uống rượu đi, bữa nay có con cá lóc nướng cực ngon. Nhưng, bố tắm làm sao cô nghe hôi sình quá trời đất vậy. Ông cười, ngồi tém tẻ, mắt khoan khoái nhìn con cá lóc da vàng ươm, “làm nghề lặn đất như tôi hông hôi bùn sình thì hôi gì, con?”. Con Nga cũng cười, cô lật lưng con cá lên, lấy đũa xẻ theo thân, gắp vào chén ông cái đầu kèm theo bộ lòng, nói “Con giăng mùng có sẵn rồi, chút nữa con đi tập văn nghệ, ba uống say là vào mùng luôn nhé”. Nói xong, cô lấy lược chải đầu, vói lấy cái kẹp tóc chạy đi, miệng hát Bông ô môi. Con Nga đã trải qua khỏi bụi trần mà tiếng hát vẫn chưa tan.

Cảnh đó đã lâu rồi không trở lại. Cũng như lâu rồi hai ba con ông Tư không còn rủ nhau ngồi thong thả câu cá bên gốc trâm bầu, rồi người trước mặt, người sau lái bơi xuồng đi nhổ bông súng dưới kinh. Những buổi trưa nắng, con Nga không còn ngồi nhổ tóc bạc cho ông. Chẳng bao giờ người xóm Mê còn chứng kiến hai ba con họ xuất hiện cùng nhau.

Bây giờ, tối tối ông Tư uống rượu một mình (chẳng có ai muốn uống với ông đâu), say rồi giăng mùng ngủ ngoài hàng ba, không quên treo cái đèn chong nhỏ (ý như nói với người qua kẻ lại, tui, thằng Tư Nhỏ, ngủ ở đây nè). Nhiều buổi mưa tạt ướt đẹp, ông ngồi hút thuốc cho đỡ lạnh, con Nga trong nhà cũng ngồi bó gối nghe giông gió. Về làm, đói bụng, ông lục cơm nguội dùa vào một tô ra ngoài sân ngồi ăn, Nga trong nhà bưng chén mà lại rơi nước mắt.

Tình cha con đã trôi xuống mười hai ngày trước. Ngày con Nga biết đi, ông Tư đã bị nhốt năm ngày. Nó trốn má về, chạy thẳng ra xã xin ông ra. Nó sụp lạy trước ông ngay tại trụ sở Uỷ ban, nó khóc, “Ba ơi, tại con hư, con làm ba khổ, ba tha lỗi cho con, nghen ba”. Ông đỡ nó dậy, cười mếu máo, “Thôi con, đứng dậy, về. Chuyện qua rồi…”.

Hồi đó, ông cũng tưởng, chuyện qua rồi. Hai ba con ông ra khỏi cổng ông Tư, nắng bồn chồn úa vàng trên mặt sông (màu trời đó hay trở về trong những giấc mơ ông, khi giật mình thức dậy, mắt ông luôn đầy nước). Dài theo hàng quán che tum che bạt, người ta đứng coi đông thật đông. Đám trẻ con chạy theo vỗ tay kêu cô dâu chú rể kìa, trâu già khoái cỏ non kìa. Người lớn hả hê nhưng giả đò đằng hắng nhìn đám trẻ im đi. Nhìn tướng ông Tư hiền lành, đàng hoàng vậy mà làm chuyện động trời, đúng là “lù đù vác cái lu chạy…”, hết chuyện rồi sao mà tằng tịu với con mình. Đâu nè, có phải con ruột ổng đâu. Chị Hai không nhớ không, thím Bảy nhớ không, khi con Nga xáp lại với Tư Nhỏ, bụng đã mang bầu, rồi con nhỏ Nga mới biết đi, chị ta đưa ra Chợ Cũ, Tư Nhỏ phải làm mẹ gà chăn chiu con vịt. Tưởng đâu ông ấy thương con Nga như cha thương con thiệt lòng, thì ra ổng ghé chỗ tui mua cái bánh dừa, củ khoai lang, cây kẹp tóc… về cho con nhỏ là có ý đồ. Tưởng đâu thằng chả nghĩ tới con Nga nên không lấy vợ, ai mà dè…

Nắng tắt lịm, trời ơi, đâu rồi xóm giềng thân thuộc, đâu rồi khuôn mặt, giọng nói, tiếng cười quen, ông Tư đứng khựng lại, uất ức, trơ cứng cả quai hàm. Con Nga òa khóc, bỏ chạy theo đường đồng, trên bờ ruộng cỏ lông chông những chân cỏ ống cháy trơ xương xẩu. Rồi nó chợt dừng lại, nhìn cái bờ chuối mờ chìm trong đêm. Chỗ đó nhắn mắt lại nó vẫn nhìn ra một bãi cỏ mềm, mấy cành cây khô có con rắn mối bò ra bò vô. Chỗ đó, nó với anh đã mấy lần…

Nhưng bây giờ chỉ còn một mình nó ngồi đây, giữa đồng khơi, cho đến khi sương xuống ướt đầm vai tóc nó mới đứng dậy ra về. Nó gặp ông Tư giữa đường, ngọn đuốc trên tay ông đã gần tàn, cháy lom đom, phập phều trong gió. Ông hỏi, “Ba sợ bây làm chuyện dại, rồi lặng đi một chút, ông thầm thì như nói với chính mình, người ta có ác miệng cỡ nào cũng ráng mà sống con”. Con Nga dạ rồi bỗng giật thót lên, nhìn quanh, trong mắt thoáng hãi hùng, nó biểu ông đi trước, nhanh lên, đứng xa nó ra, kẻo người ta thấy…

Rồi người trước người sau, họ trở về căn nhà nhỏ bên kinh Xẻo Mê. Căn nhà từ đây trở đi bị bỏ hoang trong ánh mắt châm chọc, trong lời đàm tiếu của người đời. Ngày nào cũng vậy, ông già Tư Nhỏ đi làm từ sáng sớm, khi người chưa lộ mặt người, biết rõ đường nên đi tới rồi lẻ đi, thở. Hôm ghé quán thím Hồng Nhiên mua khoanh thuốc gò, thím bảo “Hết rồi”, giọng ngắn ngủn, cộc lốc mà con mắt nguýt thì dài, người ta đây ở goá đã lâu, đã để ý thương mà anh lạnh lùng không đếm xỉa, tưởng anh còn thương má con Nga, ai dè anh khốn nạn vậy… Xóm giềng lạnh nhạt, ông Tư phải vác dá, quảy len thùng đi làm đất xa hơn, qua tận bên Đất Đỏ, Kinh Năm, ở đó, người ta không biết ông là ai. Nhưng chuyện một đồn mười, đồn trăm, đám bạn nghề của ông một trưa ngồi dưới bờ dừa hỏi nhau, bên Xẻo Mê có người lấy con gái nên bị bắt phải kết hôn. Ờ, nhưng được thả rồi, đứa con gái nói hỏng phải nên lãnh ra. Ai đó cười khào, mai mỉa, ái chà chà, hai người họ bênh nhau quá ha. Định day qua hỏi ông Tư coi có biết người đó không nhưng ông đã nhảy cái ọt, lặn mất, lâu lắm không thấy ngoi lên. Đám người sợ quá nhào xuống lôi ông từ đáy nước ngầu đục, hỏi ông bộ muốn chết sao, ông cười, “Bậy, tao lặn thử coi hơi còn dài không, làm gì tụi bây quýnh lên vậy”. Thật tình ông đã nghĩ đến điều đó, rồi chợt nhớ, còn con Nga, nó ở lại chịu đựng vì không nỡ bỏ mình… Mà, con nhỏ đã gần sinh…

Ông Tư mua than đước dự trữ trong nhà, đưa con Nga ít tiền ra chợ để mua sắm cho đứa bé sắp chào đời. Ông còn chuẩn bị cả vỏ tỏi, hạt mè để làm thuốc cho con Nga những ngày ở cử. Ông ngượng ngịu nói, “Cái này… tao biết là vì… hồi má bây sinh…”.

Chỉ chờ có vậy, kỷ niệm tràn về ngập tràn, tươi xanh. Như thể mới chiều hôm qua, Cúc đội thúng rau ghé nhà, xanh rờn rợn, đau khổ hỏi, tôi biết anh để ý thương tôi, anh có muốn cưới tôi làm vợ không? Rồi Cúc nói luôn, không cần cưới hỏi gì, mai tôi cuốn gói lại theo anh. Tưởng đâu nói chơi, ông cười, ai dè Cúc làm thiệt, cô gái đẹp nhất Xẻo Mê về với ông gọn gàng như người ta nhảy ùm xuống ao. Rồi Cúc có thai, ai cũng cười, úi chà chà, bộ trồng lúa ngắn ngày hay sao vậy cà, có chắc là cái thai đó của mầy không, Tư Nhỏ. Ông cười, không nói, nghĩ nó là của mình thì là của mình. Và khi bà mụ Năm trao cho ông đứa trẻ tóc dày mịt, mắt đen, môi đỏ, lòng ông vui mừng rưng rưng, đứa bé là con của mình, con của mình.

Dù sau này Cúc đã không chịu được cái mùi bùn sình của ông, dù Cúc bỏ ra Chợ Cũ cất quán hàng, nói là gởi con Nga lại ít năm (như gởi một cái lu, một cái tủ), ông vẫn thương nó như con của mình. Nó lên sáu tuổi, Cúc về, dẫn nó đi. Ông chạy theo nắm tay con bé lại, Cúc cau mày, giằng ra, nó là con tôi, anh biết mà. Ông nhậu say ba bữa liền, tỉnh dậy, thấy Nga đứng đầu giường, nói, “trời ơi, con đi mới mấy bữa mà ba tệ thiệt. Thức dậy, đi câu cá nấu cơm ăn, ba ơi”. Nói rồi nó đon đả cầm cái lon trùng đi trước.

Đứa trẻ ngày xưa bây giờ đã làm mẹ một đứa trẻ khác, cũng môi đỏ, mắt đen. Hôm ở trạm xá về, ở xóm người ta lại thăm nườm nượp, không kịp nhìn đứa trẻ, nắc nẻ khen liền: “Trời ơi thiệt là giống chú Tư quá hen”. Có người chưa đi quá cái miễu ông Tà đã cười cợt bàn với nhau, hỏng biết thằng nhỏ kêu ông Tư Nhỏ là gì ha, là ngoại hay cha. Ông đang quạt mẻ than, nghe câu ấy thảng thốt nhìn tro bụi tơi bời, con gái nỉ non, ba ơi, kệ con, coi chừng người ta thấy, nói tới nói lui. Ông già nổi quạu đùng đùng, “Thiên hạ phải để tôi sống đàng hoàng như một con người chớ”. Tiếng kêu nghe thấu đến trời, sao đồng loại con người không học cách hiểu nhau.

Đêm đó, ông thức trắng. Sáng ra con mắt trõm lơ, ông sửa soạn quẩy gói đi. Hai mẹ con Nga ọ ẹ lên tiếng trong nhà, ông Tư nói vói vô, “Bây có muốn mua gì không, tao đi huyện nè…”. Trời, đi chi vậy ba? Ông nói ông cũng chưa biết nữa, nhưng dù không biết phải bắt đầu từ đâu cũng phải đòi lại danh dự cho mình, cho con Nga và thằng cháu ngoại, đòi lại những niềm vui đã bị người đời tước đoạt. Ông ra xã, công an xã cười khà khà, như đang nói về vụ bắt nhầm con cá lóc, hay con vịt con gà, “Biết chú bị oan là tụi tui thả liền, chú còn đòi gì nữa?”. Ông cãi, tui đâu có đòi gì, nhưng cậu ra thanh minh với bà con Xẻo Mê giùm vài tiếng được không. Công an chạy qua hỏi chủ tịch, chủ tịch cười “chuyện của chú thấy vậy mà căng lắm, hồi trước giờ chính quyền chưa xin lỗi trước dân lần nào, tôi đâu có dám phá lệ, hay chú lên huyện hỏi thử coi…” Rồi huyện chỉ lên tỉnh, tỉnh hứa để từ từ coi lại, không sao, ông nói ông chờ được. Lâu lâu, ông tới để nhắc chừng, mỗi khi hay có sự thay đổi, luân chuyển lãnh đạo, ông đến nộp thêm bộ đơn nữa. Lộ phí xe tàu đi tới lui, ông Tư bán con chó phèn, bán luôn bầy vịt mới lông bông áo lá, còn tiền công đào đất mướn dành để lo gạo cá cho hai mẹ con con Nga. Vận bộ đồ bà ba màu cỏ úa, cái khăn quấn sù sụ trên cổ, giỏ bàng nách một bên, gõ cửa hết cơ quan này đến công đường khác, nhiều khi ông già thấy cuộc hành trình của mình mù mịt quá chừng. Có bữa vừa xuống bến xe bị đám bụi đời giật cái giỏ, ông già hớt hãi rượt theo, ngoằn ngoèo hơn mười con hẻm, bất kể ngoặt phải ngoặt trái, người rượt, người chạy cuối cùng chui tọt vô con hẻm cụt, thằng giật đồ hào hển hỏi, gì mà quý dữ vậy ông nội. Ông thở dốc, không nói, trút giỏ, rớt ra mấy cuộn giấy buộc bằng dây thun. Thằng kia vừa tức vừa mắc cười, chửi thề mấy tiếng rồi bỏ đi. Ông già đứng dậy, ngơ ngác, hỏng biết mình đang đứng đâu đây, hỏi vói theo, “Chú em ơi, đường nào xuống tòa án tỉnh?”

Lội bộ tới đó, anh bảo vệ ngó ông, cười “Ủa, hôm trước chú tới đây rồi mà”. “Vậy?! – ông già chưng hửng – tui đâu có nhớ. Thôi vậy để tui qua chỗ tiếp dân, chú em cầm ít đơn đọc chơi”. Rồi ông đi trong mưa rúc rắc, trong gió riu riu, chỉ mong có ai đó thấu hiểu được nỗi oan trái của mình, ai đó thôi cắm đầu vào bàn giấy, ngước lên, hỏi ” Có gì hôn, chú?”, ông mừng húm, vọt miệng bảo, có chớ, có tui mới lặn lội từ Xẻo Mê lên đây nè, rồi rụt rè rút ra một bộ đơn, đây là tờ cớ ông bị mất danh dự hồi bốn giờ chiều ngày tháng năm, đây là tờ yêu cầu được minh oan… Và lòng ông được an ủi biết bao nhiêu nếu ai đó ra vẻ quan tâm một chút, hỏi “Vụ của chú ra làm sao, đâu nói cho tụi tui nghe coi”.

Ông Tư lục cụm kéo ghế ngồi, lưng lòng không lợn, đôi mắt ánh lên như người đang khóc. Ông nói nhà tôi ở bên kinh Xẻo Mê, xưa rày sống bằng nghề lặn đất, cắc củm nuôi đứa con gái tên Nga. Rồi một bữa công an xã lại bắt tôi, vì có người tố cáo, tôi làm cho con Nga có bầu.

  • Tôi nghe như ông trời dộng cái ầm vô mặt, nhưng tôi nói gì người ta cũng không tin. Rồi sau biết tôi bị oan, họ thả tôi ra. Tổng cộng tôi đã ở tù oan sáu ngày năm đêm…

  • Ủa, đơn giản vậy thôi hả?

Ông già nghe thất vọng quá, các người đòi thêm gì nữa, các người muốn gì nữa, muốn ác làm sao, oan uất bao nhiêu năm mới đủ? Rồi nuốt vào lòng hạt nghẹn, ông cố tươi tỉnh, hỏi :

  • Dạ, hồi nãy tôi kể tới đâu rồi nà?

Nhưng rồi đến đây ông không không biết phải diễn tả nỗi đau của mình như thế nào. Nỗi đau của một người chỉ hôm qua còn được hưởng thụ trong tình làng nghĩa xóm, chiều chiều khề khà vài chén rượu với mấy bạn già, say rồi hát tỉ tì ti, hôm sau đã thui thủi một mình. Làm sao diễn tả được nỗi đau của người cha chỉ hôm qua còn bắt kiến vàng bu trên tóc con gái hôm sau đã phải nghẹn ngào đứng xa xa ngó nó khổ đau.

Ôi! Những tâm hồn tươi trẻ, những khuôn mặt không sót lượng lo nào đó làm sao biết được niềm ao ước của ông Tư mỗi khi ngồi nhìn thằng Sáng bò lủm củm trên đất, ông khát có một ngày được đàng hoàng, đẹp đẽ bế nó xênh xang đi trên con đường xóm rập rờn hoa cỏ dại, ai đó hỏi, “Ủa, chú Tư, ôm cháu ngoại đi đâu vậy?” Ông sẽ cười (lúc đó chắc ông chẳng còn răng):

  • Đi đâu kẹp nào,
Bài Viết Nổi Bật

Học Viện Phong Thủy Việt Nam

Đối tác cần mua lại website, xin vui lòng liên hệ hotline

Liên hệ quảng cáo: 0988 718 484 - Email: [email protected]

Địa chỉ: Số 20, TT6, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội

Web liên kết: Phật Phong Thủy