Bạn đã từng nghĩ tới việc sử dụng một vài test case như một công cụ mạnh mẽ để kiểm tra tính năng của form login? Với một form đăng nhập, đôi khi chúng ta chỉ tập trung vào việc kiểm tra tính năng đăng nhập thành công hoặc không thành công. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khác cần được kiểm tra, như giao diện, chức năng và bảo mật. Hãy cùng tôi điểm qua một số test case quan trọng mà bạn nên tham khảo khi kiểm thử form login.
- Xây Dựng Báo Cáo hiệu quả: Bí quyết và Qui trình 4 bước
- Cách báo cáo trên Facebook, report Facebook bằng điện thoại và máy tính: Hướng dẫn đơn giản, hiệu quả
- Mẫu Quyết định bổ nhiệm giám đốc cho mọi doanh nghiệp
- Mẫu biên bản trả hàng kế toán – Những bí quyết giúp bạn giải quyết một cách dễ dàng!
- Báo cáo tổng kết hoạt động của tổ chuyên môn trường Tiểu học – Đại bàng
Testcase
1. Kiểm tra giao diện
- Kiểm tra icon, font size, font style, font color của các text trên màn hình đăng nhập & thông báo lỗi.
- Kiểm tra button “Đăng nhập” có được highlight khi di chuột qua.
- Kiểm tra button “Đăng nhập” có thay đổi màu sắc khi nhấn chuột xuống.
- Kiểm tra placeholder của trường “Tên đăng nhập” và “Mật khẩu” khi click vào và khi nhập dữ liệu vào các ô textbox.
- Kiểm tra tính năng Paste bằng bàn phím và chuột phải với trường “Tên đăng nhập” và “Mật khẩu”.
- Kiểm tra tính năng Copy bằng bàn phím và chuột phải với trường “Tên đăng nhập”.
2. Kiểm tra chức năng
Tên đăng nhập
- Kiểm tra việc đăng nhập thành công với tên đăng nhập hợp lệ.
- Kiểm tra việc đăng nhập thành công với tên đăng nhập gồm 3 ký tự thường, ký tự unicode và khoảng trắng.
- Kiểm tra việc đăng nhập thành công với tên đăng nhập gồm 20 ký tự thường, ký tự unicode và khoảng trắng.
- Kiểm tra việc đăng nhập thành công với tên đăng nhập gồm 30 ký tự thường, ký tự unicode và khoảng trắng.
- Kiểm tra việc đăng nhập thất bại với tên đăng nhập không hợp lệ. => Hiển thị thông báo “Tên đăng nhập hoặc mật khẩu đã nhập sai”.
- Kiểm tra việc đăng nhập thất bại với tên đăng nhập bằng null. => Hiển thị thông báo “Tên đăng nhập không được để trống”.
- Kiểm tra việc đăng nhập thất bại với tên đăng nhập 2 ký tự. => Hiển thị thông báo “Độ dài tên đăng nhập phải nằm trong khoảng từ 3 đến 30 ký tự”.
- Kiểm tra việc đăng nhập thất bại với tên đăng nhập 31 ký tự. => Hiển thị thông báo “Độ dài tên đăng nhập phải nằm trong khoảng từ 3 đến 30 ký tự”.
- Kiểm tra chặn SQL injection.
- Kiểm tra không tự động xóa khoảng trắng đầu và cuối của tên đăng nhập.
- Kiểm tra các ký tự đặc biệt, biểu tượng cảm xúc và số.
- Kiểm tra các ký tự tiếng Nhật: kí tự full size, half size, katakana, hiragana và kanji.
Mật khẩu
- Kiểm tra việc đăng nhập thành công với mật khẩu hợp lệ.
- Kiểm tra việc đăng nhập thành công với mật khẩu gồm 6 ký tự thường, ký tự unicode và khoảng trắng.
- Kiểm tra việc đăng nhập thành công với mật khẩu gồm 8 ký tự thường, ký tự unicode và khoảng trắng.
- Kiểm tra việc đăng nhập thành công với mật khẩu gồm 10 ký tự thường, ký tự unicode và khoảng trắng.
- Kiểm tra việc đăng nhập thất bại với mật khẩu không hợp lệ. => Hiển thị thông báo “Tên đăng nhập hoặc mật khẩu đã nhập sai”.
- Kiểm tra việc đăng nhập thất bại với mật khẩu bằng null. => Hiển thị thông báo “Mật khẩu không được để trống”.
- Kiểm tra việc đăng nhập thất bại với mật khẩu 5 ký tự. => Hiển thị thông báo “Độ dài mật khẩu phải nằm trong khoảng từ 6 đến 10 ký tự”.
- Kiểm tra việc đăng nhập thất bại với mật khẩu 11 ký tự. => Hiển thị thông báo “Độ dài mật khẩu phải nằm trong khoảng từ 6 đến 10 ký tự”.
- Kiểm tra chặn SQL injection.
- Kiểm tra không tự động xóa khoảng trắng đầu và cuối của mật khẩu.
- Kiểm tra các ký tự đặc biệt, biểu tượng cảm xúc và số.
- Kiểm tra các ký tự tiếng Nhật: kí tự full size, half size, katakana, hiragana và kanji.
Đăng nhập
- Kiểm tra việc đăng nhập thành công khi nhấp vào nút “Đăng nhập”.
- Kiểm tra việc đăng nhập thành công khi nhấp nhiều lần vào nút “Đăng nhập”.
3. Bảo mật/ Phiên làm việc
- Kiểm tra mật khẩu không được lưu trong cookie của trình duyệt.
- Kiểm tra mật khẩu phải phân biệt chữ hoa và chữ thường.
- Kiểm tra mật khẩu và tên đăng nhập sẽ được xóa khi màn hình được reset/refresh.
- Kiểm tra đăng nhập từ 2 tab trình duyệt: Mở hai tab, đăng nhập từng tab. Nếu có hai phiên làm việc, đó là lỗi.
- Kiểm tra đăng nhập hai tài khoản trên cùng một trình duyệt, phiên làm việc của tài khoản đăng nhập trước phải kết thúc.
Đó là một số test case quan trọng mà bạn nên có trong kế hoạch kiểm thử form đăng nhập. Đừng quên rằng test case chỉ là một phần trong quy trình kiểm thử phần mềm. Để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của ứng dụng của bạn, hãy sử dụng các phương pháp kiểm thử khác nhau và luôn cập nhật các test case mới phù hợp với yêu cầu của bạn.
Bạn đang xem: Bài tập viết test case cho form login – Tự tin kiểm thử hệ thống của bạn!
Bài viết được tham khảo tại nguồn “https://onecore.net/test-cases-for-login-screen-page.htm“.
Nguồn: https://izumi.edu.vn/
Danh mục: Biểu mẫu