6 Cách Phát Triển Chỉ Số Cảm Xúc (EQ) Cho Con Bạn

Trong xã hội hiện đại ngày nay, đôi khi các bé có xu hướng phát triển chỉ số IQ (Intelligence Quotient – chỉ số thông minh) cao hơn chỉ số EQ (Emotional Quotient – chỉ số cảm xúc). Tuy nhiên, những trẻ có chỉ số thông minh cao lại thường xảy ra tình trạng trầm cảm và tự tử. Vậy đâu là nguyên nhân? Câu trả lời là do chỉ số EQ của trẻ quá thấp.

Trước khi đi vào cách phát triển chỉ số EQ, chúng ta cần hiểu chỉ số EQ là gì? EQ được định nghĩa là quá trình xử lí cảm xúc của bản thân, sử dụng những thông tin cảm xúc này để phản ánh hành động phù hợp với từng tình huống xảy ra. Khi một người không có khả năng xử lí cảm xúc, hành động của họ sẽ không tương thích với cảm xúc đó. Điều này dẫn đến tình trạng tội phạm nguy hiểm. Trẻ em có chỉ số EQ thấp thường sống trong môi trường gia đình thiếu gương mẫu đạo đức, trẻ có một tuổi thơ đầy bạo lực, không kiểm soát được cảm xúc của mình, luôn cảm thấy mệt mỏi và thiếu sự hăng hái với mọi thứ.

Bên cạnh việc tham gia hoạt động với đầy nhiệt huyết, chỉ số EQ cũng được thể hiện qua khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách dễ dàng, nhận thức về bản thân, luôn có hy vọng, kiên trì, lạc quan, đồng cảm với người khác và có khả năng chịu đựng tốt. Khác với chỉ số IQ, chỉ số EQ không thể đo đếm được và không thể áp dụng các giá trị con số để đánh giá.

Chúng ta có thể hiểu chỉ số EQ cũng là tình yêu và sự thấu hiểu bản thân cũng như người khác.

Để giúp trẻ phát triển chỉ số EQ, chúng ta cần biết 6 cách dưới đây.

1. GIÚP TRẺ HIỂU RÕ CẢM XÚC CỦA MÌNH BẰNG CÁCH BÀY TỎ THÀNH LỜI

Thường xuyên khuyến khích trẻ bày tỏ cảm xúc của mình bằng cách nói ra. Khi trẻ nói với bạn rằng “Con cảm thấy buồn vì con không đạt được điểm cao…”, hãy lắng nghe và đáp lại trẻ bằng cách hiểu và chia sẻ.

2. GIẢI THÍCH CHO TRẺ HIỂU VỀ NHỮNG HÀNH VI KHÔNG PHÙ HỢP

Nếu có hành vi không phù hợp, hãy giải thích cho trẻ hiểu rõ vì sao hành vi đó không nên xảy ra. Hãy chỉ cho trẻ biết cách xử lí các tình huống tương tự một cách thích hợp.

3. TƯƠNG TÁC THƯỜNG XUYÊN VỚI TRẺ

Tương tác thường xuyên với trẻ để hiểu rõ hơn về cảm xúc của trẻ. Đừng ngại khen ngợi và khuyến khích trẻ. Khi trẻ làm điều gì đó cho bạn, hãy tỏ lòng biết ơn để làm trẻ cảm thấy được trân trọng.

4. KÈM CẶP CẢM XÚC CỦA TRẺ

Kèm cặp cảm xúc của trẻ. Ví dụ, khi gặp một người đang đau khổ hoặc một chuyện buồn, hãy hướng dẫn trẻ bày tỏ sự thông cảm thay vì cười nhạo một cách vô tư. Hành vi trêu chọc hay chế giễu không phải lúc nào cũng tốt đẹp. Trẻ cần sự hướng dẫn và giám sát từ cha mẹ.

5. HÃY NÓI SỰ THẬT VỚI TRẺ

Không nói dối những gì trẻ nhìn và cảm thấy. Hãy đối mặt với sự thật và giải thích cho trẻ hiểu rõ tình hình. Ví dụ, khi trẻ hỏi tại sao ba và mẹ cãi nhau, hãy nói sự thật với trẻ và cho trẻ biết rằng đó chỉ là một cách giải quyết vấn đề của cha mẹ.

6. PHÁT TRIỂN TRẺ TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC TỐT

Giáo dục hiện nay không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức mà còn phải phát triển các kỹ năng xã hội cho trẻ. Phát triển trẻ trong một môi trường giáo dục tốt giúp trẻ phát triển tối đa khả năng, rèn luyện kỹ năng tự ý chí, xây dựng tình bạn và trở thành một công dân tốt trong tương lai.

Được học tại Trung tâm Giáo dục Nhật Bản Izumi, trẻ sẽ không chỉ được học về ngôn ngữ Nhật Bản, tính toán và tập trung vượt trội với lớp Magic Cube – Soroban Tư duy đa chiều, mà còn được khám phá văn hóa Nhật Bản, những phong tục tập quán và thói quen của người Nhật thông qua Câu lạc bộ Văn hóa Xứ Mặt trời mọc. Tại Izumi, chúng tôi tạo điều kiện cho trẻ phát triển cả hai khả năng logic (trái não) và cảm xúc (phải não), thích ứng với nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Một số khóa học tại Izumi:

Với sự phát triển chỉ số EQ, trẻ sẽ trở thành một người lớn tự tin, có khả năng đối mặt với thế giới xung quanh và xây dựng một xã hội tốt hơn.

FEATURED TOPIC