Các dạng bài tập Hóa 10 chương 2 là tài liệu luyện thi không thể thiếu cho các học sinh lớp 10.
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn được biên soạn theo các chủ đề trọng tâm, phù hợp với mọi đối tượng học sinh từ trung bình đến giỏi. Tài liệu bao gồm lý thuyết và các dạng bài tập tự luận, trắc nghiệm với nhiều ý hỏi, phủ kín kiến thức chương 2.
Bạn đang xem: Các dạng bài tập Hóa 10 chương 2: Bài tập bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
Các dạng bài tập Hóa 10 chương 2
Dạng 1: Mối quan hệ giữa vị trí và cấu tạo nguyên tử, tính chất nguyên tố và hợp chất
Bài 1
Cho nguyên tử có kí hiệu 1632X. Hãy xác định các giá trị A, Z, p, n, e? Tên X? Cấu hình e?
Bài 2
Nguyên tố Y thuộc chu kì 3, nhóm VA. Hãy xác định số lớp e, số e hóa trị và lớp e mà các e hóa trị này thuộc về.
Bài 3
Nguyên tử X thuộc chu kì 4, nhóm IIIB. Hãy xác định số lớp e, số e hóa trị và lớp e mà các e hóa trị này thuộc về.
Bài 4
X thuộc chu kì 4, có 1 e hóa trị. Hãy xác định cấu hình e của X. X là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Giải thích?
Bài 5
Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử X thuộc nhóm VIIA là 52. Hãy viết cấu hình e và xác định vị trí của nguyên tố trong Bảng tuần hoàn?
Dạng 2: So sánh tính chất các nguyên tố lân cận và hợp chất oxit, hidroxit của chúng
Bài 1
Sắp xếp các nguyên tố sau: O, C, N, F, B, Be, Li theo chiều tăng dần tính phi kim? Giải thích?
Bài 2
Sắp xếp các nguyên tố sau: Na, Li, Cs, K, Rb theo chiều giảm dần tính kim loại? Giải thích?
Bài 3
Sắp xếp các nguyên tố sau: N, O, P, F theo chiều giảm dần tính phi kim? Giải thích?
Bài 4
Sắp xếp các nguyên tố sau: Na, K, Rb, Mg, Al theo chiều tăng dần tính kim loại? Giải thích?
Bài 5
Sắp xếp các nguyên tố sau: C, S, N, F, O, H, Si, Cl theo chiều tăng dần tính phi kim? Giải thích?
Bài 6
Sắp xếp các hợp chất sau theo chiều giảm dần tính bazơ: Al2O3, Na2O, SiO2, MgO, SO3, P2O5, Cl2O7
Bài 7
Sắp xếp các hợp chất sau theo chiều tăng dần tính axit: NaOH, H2SiO3, HClO4, Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SO4
Bài 8
Sắp xếp các nguyên tố sau: Si, S, Cl, Na, Cl, P, Mg, Al theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử? Giải thích?
Bài 9
Sắp xếp các nguyên tố sau: Be, Mg, Ca, Sr, Ba theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử? Giải thích?
Dạng 3: Xác định hai nguyên tố thuộc cùng 1 chu kì ở 2 hai nhóm A liên tiếp
Bài 1
Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng 1 chu kì và thuộc hai ô liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Tổng số đơn vị đthn của X và Y là 25. Xác định X và Y. Viết cấu hình e của X và Y?
Bài 2
Phân tử X2Y có tổng số hạt proton là 23, biết X và Y ở hai ô liên tiếp trong 1 chu kì. Xác định X và Y, viết cấu hình e của X và Y, công thức hợp chất?
Bài 3
Hai nguyên tố X và Y ở hai nhóm A liên tiếp trong Bảng tuần hoàn. Y thuộc nhóm VA. Ở trạng thái đơn chất X và Y không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân của X và Y là 23. Xác định X, Y. Viết cấu hình e và xác định tính chất hóa học cơ bản của chúng?
Dạng 4: Xác định hai nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A ở hai chu kỳ liên tiếp
Bài 1
Hai nguyên tố A và B thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số điện tích hạt nhân của A và B là 52. Xác định A và B. Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B.
Bài 2
Hai nguyên tố A và B có tổng số điện tích hạt nhân là 58. Biết A và B thuộc cùng một phân nhóm và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn. Xác định A và B. Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B.
Dạng 5: Xác định tên nguyên tố dựa vào công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất khí với hidro
Bài 1
a) Oxit cao nhất của nguyên tố R thuộc nhóm IIA chứa 71,43% khối lượng của R. Xác định tên R?
b) Hợp chất khí với H của nguyên tố R thuộc nhóm VA chứa 17,65% khối lượng H. Xác định R?
Bài 2
Hợp chất khí với hidro của một nguyên tử ứng với công thức RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi. Tìm nguyên tố đó.
Bài 3
Hợp chất khí với hidro của một nguyên tử ứng với công thức RH3. Oxit cao nhất của nó chứa 56,33% khối lượng của oxi. Tìm nguyên tố đó.
Bài 4
Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO3. Hợp chất khí của nó với hiđro có 5,88 % hiđro về khối lượng. Tìm R.
Bài 5
Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức R2O5. Trong hợp chất của nó với hidro chứa thành phần khối lượng R là 82,35%. Tìm nguyên tố đó.
Bài 6
Nguyên tố R thuộc nhóm IIIA và có tổng số hạt cơ bản là 40.
a) Xác định số hiệu nguyên tử và viết cấu hình electron của R.
b) Tính % theo khối lượng của R trong oxit cao nhất của nó.
Bài 7
Hợp chất khí với hidro của nguyên tố R là RH2. Trong oxit cao nhất, tỉ lệ khối lượng giữa R và oxi là 2:3. Tìm R.
Bài 8
Nguyên tố R thuộc nhóm VA. Tỉ lệ về khối lượng giữa hợp chất khí với hidro và oxit cao nhất của R là 17:71. Xác định tên R.
Bài 9
X là nguyên tố thuộc nhóm VIIA. Oxit cao nhất của nó có phân tử khối là 183.
a) Xác định tên X.
b) Y là kim loại hóa trị III. Cho 10,08 (lit) khí X (đkc) tác dụng Y thu được 40,05 (g) muối. Tìm tên Y.
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1
Vị trí của nguyên tử có cấu hình electron 1s² 2s²2p6 3s²3p5 trong bảng tuần hoàn là:
A. ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA
B. ô thứ 17, chu kì 2, nhóm VIIA
C. ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIIA
D. ô thứ 12, chu kì 2, nhóm VIIA
Câu 2
Nguyên tử M có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3s1. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là:
A. ô thứ 10, chu kì 2, nhóm IIA
B. ô thứ 18, chu kì 3, nhóm VIIIA
C. ô thứ 11, chu kì 3, nhóm IA
D. ô thứ 12, chu kì 2, nhóm VIIA
Câu 3
Nguyên tử A có Z = 10, vị trí của A trong bảng tuần hoàn là:
A. chu kì 1, nhóm VIIA
B. chu kì 2, nhóm VIIIA
C. chu kì 4, nhóm VIA
D. chu kì 3, nhóm IVA
Câu 4
Nguyên tố G ở chu kỳ 3, nhóm IIA. Cấu hình electron của G là:
A. 1s² 2s²
B. 1s² 2s²2p³
C. 1s² 2s²2p³3s²
D. 1s² 2s²2p⁶ 3s²
Câu 5
Cho biết Cr có cấu hình electron 1s² 2s²2p⁶ 3s²3p⁶3d⁵ 4s¹. Vị trí của Cr trong bảng tuần hoàn là:
A. ô 17, chu kì 4, nhóm IA
B. ô 24, chu kì 4, nhóm VIB
C. ô 24, chu kì 3, nhóm VB
D. ô 27, chu kì 4, nhóm IB
Câu 6
Ion X2+ có cấu hình electron 1s²2s²2p⁶. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
A. ô thứ 10, chu kì 3, nhóm IA
B. ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA
C. ô thứ 12, chu kì 2, nhóm VIIA
D. ô thứ 12, chu kì 3, nhóm IIA
Câu 7
Cation R3+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p⁶. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
A. ô thứ 10, chu kì 2, nhóm VIIIA
B. ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA
C. ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA
D. ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIA
Câu 8
Anion X3- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s²3p⁶. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
A. ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VA
B. ô thứ 16, chu kì 2, nhóm VA
C. ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA
D. ô thứ 21, chu kì 4, nhóm IIIB
Câu 9
Tổng số hạt e, p, n của một nguyên tố thuộc nhóm VIA là 25. Nguyên tố đó là:
A. F (Z = 9)
B. S (Z = 16)
C. O (Z = 8)
D. Mn (Z = 25)
Câu 10
Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là:
A. Cl
B. F
C. K
D. Cs
Câu 11
Sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại của các nguyên tố: 14Si, 13Al, 12Mg, 11Na
A. Si; Mg; Na; Al
B. Si; A; Mg; Na
C. Al; Mg; Na; Al
D. Na; Mg; Al; Si
Câu 12
Sắp xếp theo chiều giảm dần tính kim loại của các nguyên tố sau: 19K, 11Na, 12Mg, 13Al
A. Na; Mg; Al; K
B. K; Al; Mg; Na
C. K; Na; Mg; Al
D. Al; Na; Mg; K
Câu 13
Sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim của các nguyên tố sau: 14Si, 17Cl, 15P, 16S
A. Cl > S > Si > P
B. Cl > S > P > Si
C. P > S > Cl > Si
D. Si < P < S < Cl
Câu 14
Độ âm điện của các nguyên tố F, Cl, Br, I xếp theo chiều giảm dần là:
A. Cl > F > I > Br
B. I > Br > Cl > F
C. F > Cl > Br > I
D. I > Br > F > Cl
Câu 15
Bán kính nguyên tử các nguyên tố Na, Li, Be, B theo chiều tăng dần là:
A. B < Be < Li < Na
B. Na < Li < Be < B
C. Li < Be < B < Na
D. Be < Li < Na < B
Câu 16
Sắp sếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử của các nguyên tố sau: 12Mg, 17Cl, 16S, 11Na
A. Na; Mg; S; Cl
B. Cl; S; Mg; Na
C. S; Mg; Cl; Na
D. Na; Mg; S; Cl
Câu 17
Tính axit tăng dần trong dãy
A. H3PO4; H2SO4; H3AsO4
B. H2SO4; H3AsO4; H3PO4
C. H3PO4; H3AsO4; H2SO4
D. H3AsO4; H3PO4; H2SO4
Câu 18
So sánh tính bazơ của các oxit sau: Na2O, Al2O3, MgO, SiO2
A. Na2O > Al2O3 > MgO > SiO2
B. Al2O3 > SiO2 > MgO > Na2O
C. Na2O > MgO > Al2O3 > SiO2
D. MgO < Na2O < Al2O3 < SiO2
Câu 19
Tính bazơ tăng dần trong dãy
A. K2O; Al2O3; MgO; CaO
B. Al2O3; MgO; CaO; K2O
C. MgO; CaO; Al2O3; K2O
D. CaO; Al2O3; K2O; MgO
Câu 20
Sắp xếp tính bazơ của các hiđroxit sau: NaOH, Mg(OH)2, Si(OH)4, Al(OH)3 theo chiều giảm dần
A. Al(OH)3; NaOH; Mg(OH)2; Si(OH)4
B. NaOH; Mg(OH)4; Si(OH)4; Al(OH)3
C. NaOH; Mg(OH)2; Al(OH)3; Si(OH)4
D. Si(OH)4; NaOH; Mg(OH)2; Al(OH)3
Câu 21
Mg là nguyên tố nhóm IIA, oxit cao nhất của nó có công thức là:
A. MgO
B. MgO4
C. Mg2O
D. Mg2O3
Câu 22
Nguyên tố R có cấu hình e 1s² 2s²2p³. Công thức hợp chất khí với Hidro và công thức hợp chất oxit cao nhất là:
A. RH4 và RO2
B. RH3 và R2O5
C. RH2 và RO3
D. RH3 và R2O3
Câu 23
Hợp chất RH3, trong đó Hidro chiếm 17,65% về khối lượng. Nguyên tố R là:
A. K= 39
B. N = 14
C. P = 31
D. Br = 80
Câu 24
Mệnh đề nào sau đây không đúng?
A. Trong chu kỳ, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần hóa trị nguyên tố.
B. Trong chu kỳ, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
C. Các nguyên tố trong cùng chu kỳ có cùng số lớp e.
D. Các nguyên tố trong cùng phân nhóm chính có số e ngoài cùng bằng nhau.
Câu 25
Số thứ tự ô nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn bằng:
A. số proton
B. số khối
C. số nơtron
D. số e độc thân
Câu 26
Trong bảng hệ thống tuần hoàn, số thứ tự của chu kỳ bằng số:
A. e hóa trị
B. lớp e
C. e lớp ngoài cùng
D. p của hạt nhân
Câu 27
Nguyên tố M ở chu kỳ 5, nhóm IB. Cấu hình electron của M là:
A. 1s² 2s²2p⁶ 3s²3p⁶3d¹⁰4s²4p6 5s¹
B. 1s² 2s²2p⁶ 3s²3p⁶3d¹⁰ 4s²4p⁶4d¹⁰ 5s¹
C. 1s² 2s²2p⁶ 3s²3p⁶3d¹⁰4s² 4p⁶4d⁹ 5s²
D. 1s² 2s²2p⁶ 3s²3p⁶3d¹⁰ 4s²4p⁶4d⁸ 5s¹
Tải tài liệu để xem thêm bài tập chương 2 Hóa học 10.
Nguồn: https://izumi.edu.vn/
Danh mục: Tài liệu hóa