Trước khi đi vào chi tiết của bài viết, hãy cùng nhau đánh giá tổng quan về hàm số và các bài tập ôn tập hàm số tại bảng dưới đây:
- Các Đồng Phân Amin với Công Thức Phân Tử C3H9N
- Thì Tương Lai Đơn (Simple Future) – Công Thức, Cách Dùng, Dấu Hiệu Và Bài Tập Có Đáp Án
- Công thức tính diện tích mặt cầu ngoại tiếp: Bí quyết giúp bạn giải toán dễ dàng!
- Tính diện tích hình thoi – Công thức và mẹo giúp bé nhanh chóng nắm vững
- Tạo Tơ Capron – Những bí quyết thần kỳ
Chi tiết hơn về lý thuyết cần nhớ, các bạn có thể tải file tổng hợp dưới đây để tiện trong việc ôn tập nhé!
Tải xuống file tổng hợp lý thuyết ôn tập hàm số đầy đủ công thức
1. Phần lý thuyết ôn tập hàm số
1.1. Định nghĩa hàm số
Giả sử X và Y là hai tập hợp tuỳ ý. Nếu có một quy tắc f cho tương ứng mỗi x ∈ X với một và chỉ một y ∈ Y thì ta nói rằng f là một hàm từ X vào Y, ký hiệu:
f: X → Y
x → f(x)
Nếu X, Y là các tập hợp số thì f được gọi là hàm số. Khi ôn tập hàm số, chúng ta chỉ xét các hàm số thực của các biến số thực, nghĩa là X ∈ R và Y ∈ R. X được gọi là tập xác định (hay miền xác định) của hàm số f. Tập xác định thường được ký hiệu là D.
Số thực x ∈ X được gọi là biến số độc lập (gọi tắt là biến số hay đối số). Số thực y = f(x) ∈ Y được gọi là giá trị của hàm số f tại điểm x. Tập hợp tất cả các giá trị của f(x) khi x lấy mọi số thực thuộc tập hợp X gọi là tập giá trị (miền giá trị) của hàm số f.
Ta cũng có thể định nghĩa hàm số khi ôn tập hàm số như sau:
Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho: Với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ 1 giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x được gọi là biến số.
Các bạn lưu ý khi ôn tập hàm số cần chú ý trường hợp đặc biệt: Khi x thay đổi mà y luôn nhận được 1 giá trị thì y được gọi là hàm hằng. Ví dụ, y = 3 là một hàm hằng.
Ký hiệu của hàm số: y = f(x) hoặc y = g(x),…
1.2. Tập xác định của hàm số trong ôn tập hàm số
Khi ôn tập hàm số, chúng ta cần để ý đến những phần nhỏ nhưng khá quan trọng này, là tập xác định. Tập xác định của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các giá trị của x mà tại đó f(x) xác định.
Ví dụ:
-
Hàm số y = 2x xác định với mọi giá trị x ∈ ℝ nên có tập xác định D = ℝ.
-
Hàm số y = √(x – 1) xác định với mọi giá trị của x ≠ 1 nên có tập xác định là D = ℝ.
Chú ý:
-
Khi hàm số được cho bằng công thức y = f(x), ta hiểu rằng biến số x chỉ nhận những giá trị tại đó f(x) xác định.
-
Giá trị của f(x) tại x₀, x₁,… được ký hiệu là f(x₀), f(x₁),…
1.3. Hàm số đồng biến, nghịch biến khi nào?
Cho hàm số f(x) xác định với mọi giá trị x thuộc ℝ, ta có:
-
Nếu giá trị của biến x tăng lên mà giá trị tương ứng f(x) cũng tăng lên thì hàm y = f(x) được gọi là hàm số đồng biến trên ℝ (gọi tắt là hàm số đồng biến).
-
Nếu giá trị của biến x tăng lên mà giá trị tương ứng f(x) lại giảm đi thì hàm y = f(x) được gọi là hàm số nghịch biến trên ℝ (gọi tắt là hàm số nghịch biến).
Từ đó, ta có thể suy ra đồ thị hàm số y = f(x) có chiều tương ứng như thế nào khi ôn tập hàm số. Đồ thị hàm số y = f(x) là tập hợp các điểm có toạ độ (x, f(x)) trên mặt phẳng toạ độ Oxy.
Ta có định lý liên quan đến hàm số đồng biến, nghịch biến:
Cho hàm số y = f(x) xác định trên tập hợp số thực ℝ. Với x₁, x₂ bất kỳ thuộc ℝ:
-
Nếu x₁ < x₂ mà f(x₁) < f(x₂) thì hàm số đồng biến trên ℝ.
-
Nếu x₁ < x₂ mà f(x₁) > f(x₂) thì hàm số nghịch biến trên ℝ.
Ví dụ về khảo sát hàm số trong các bài tập ôn tập hàm số:
Xét hàm số y = f(x) = 3x + 1
Tập xác định (TXĐ): D = ℝ
Với mọi x₁, x₂ thuộc D sao cho x₁ < x₂
3x₁ < 3x₂ (nhân cả 2 vế với 3)
3x₁ + 1 < 3x₂ + 1 (cộng 2 vế với 1)
Suy ra f(x₁) < f(x₂)
Vậy hàm số y = f(x) = 3x + 1 đồng biến trên ℝ.
2. Các dạng bài tập ôn tập hàm số
2.1. Dạng 1: Tính giá trị của hàm số y = f(x) tại x = x₀
Đây là dạng cơ bản xuất hiện trong các bài tập khi chúng ta tiến hành ôn tập hàm số. Để tính giá trị của hàm số y = f(x) tại x = x₀ ta thay x = x₀ vào công thức hàm số f(x).
Ví dụ minh hoạ:
2.2. Dạng 2: Xét sự đồng biến, nghịch biến của hàm số
Khi ôn tập hàm số gặp dạng bài này, chúng ta thực hiện theo 2 bước sau đây:
Bước 1: Tìm tập xác định D của hàm số.
Bước 2: Giả sử x₁ < x₂ thuộc D, xét hiệu f(x₁) – f(x₂)
-
Nếu f(x₁) – f(x₂) < 0 thì f(x₁) < f(x₂) suy ra hàm số đồng biến trên D.
-
Nếu f(x₁) – f(x₂) > 0 thì f(x₁) > f(x₂) suy ra hàm số nghịch biến trên D.
2.3. Dạng 3: Đồ thị hàm số
Ở dạng bài tập ôn tập hàm số này, chúng ta làm theo 3 bước sau đây:
Bước 1: Lập bảng các giá trị: Cho x nhận giá trị bất kỳ trong tập xác định rồi tính f(x)
Bước 2: Xác định các điểm có toạ độ (x, f(x)) trên cùng một mặt phẳng toạ độ
Bước 3: Nối các điểm trên lại
3. Bài tập áp dụng ôn tập hàm số
Cách duy nhất để giải nhanh mà vẫn chính xác đó là luyện tập thật nhiều dạng bài trong quá trình ôn tập hàm số. Để giúp các bạn tiện hơn, chúng tôi đã tổng hợp cho các bạn tất cả các dạng bài tập ôn tập hàm số bao gồm giải chi tiết. Các bạn nhớ tải về để học nhé!
Tải xuống file bài tập ôn tập hàm số có giải chi tiết
Để hiểu rõ hơn và học thêm nhiều tip giải bài toán ôn tập hàm số nhanh, các bạn có thể đón xem bài giảng của thầy Thành Đức Trung ôn tập hàm số để học thêm về cách giải siêu nhanh và siêu dễ hiểu nhé!
Bài viết trên đã tổng hợp cho các bạn toàn bộ lý thuyết và các dạng bài tập phổ thông cơ bản của hàm số, giúp các bạn ôn tập hàm số nhanh và hiệu quả hơn. Chúc các bạn luôn học tốt!
Nguồn: https://izumi.edu.vn/
Danh mục: Công thức