Mẫu kế hoạch chủ nhiệm lớp Tiểu học, THCS, THPT: Cách lên kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp

Là giáo viên chủ nhiệm lớp, vai trò của bạn rất quan trọng trong sự phát triển và tiến bộ của lớp học. Một kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp hiệu quả giúp bạn nắm bắt được đặc điểm, khó khăn, và tiềm năng của lớp. Đồng thời, từ đó xây dựng kế hoạch chương trình học tập phù hợp với từng tháng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách lên kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp cho các cấp học Tiểu học, THCS, THPT.

Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp theo tuần, tháng các cấp là gì?

Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp được lập ra để thống kê lại đặc điểm tình hình của lớp và xác định những khó khăn, thuận lợi cũng như lên kế hoạch chương trình cho từng tháng. Thông qua bản kế hoạch này, các giáo viên chủ nhiệm có thể nắm được điểm mạnh, điểm yếu của lớp, và tìm ra những vấn đề cần bổ sung và củng cố công tác chủ nhiệm lớp của mình.

Các mẫu kế hoạch công tác chủ nhiệm:

Mẫu kế hoạch công tác chủ nhiệm Tiểu học:

PHÒNG GD&ĐT…Trường….____Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc-o0o-

……,ngày …tháng…năm 20…
KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM LỚP ………….
NĂM HỌC 20…. – 20….

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

  1. Thuận lợi:
  • Sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu với năng lực quản lí tốt; trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng; nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc.
  • Đảng, Nhà nước, lãnh đạo cấp trên; chính quyền và các đoàn thể ở địa phương rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục.
  • Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập, tạo mọi điều kiện cho con em mình học tập.
  • Mặc dù các em ở 3 thôn nhưng hầu như nhà các em ở gần nhau nên có sự thuận lợi trong việc giúp đỡ nhau học tập.
  • Phần lớn các em chăm ngoan, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống.
  1. Khó khăn:
  • Về giáo viên: Kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên chưa nhiều.
  • Về học sinh:
  • Trình độ nhận thức của các em không đồng đều.
  • Một số ít học sinh chưa tự giác trong học tập.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM LỚP

1. Duy trì sĩ số

1.1. Mục tiêu

  • Duy trì sĩ số 32/32 em đến cuối năm học, không để học sinh bỏ học dở chừng.
  • Duy trì việc đi học đều và đúng giờ.

1.2. Nhiệm vụ và giải pháp

  • Thường xuyên thăm hỏi, động viên gia đình học sinh; đặc biệt là các em có hoàn cảnh khó khăn hơn các bạn.
  • Khích lệ các em học sinh tiếp thu nhanh, động viên các em tiếp thu chưa nhanh; giúp các em hòa đồng với các bạn.

2. Chất lượng giáo dục toàn diện

2.1. Giáo dục phẩm chất đạo đức và năng lực cá nhân

2.1.1. Mục tiêu

  • Thực hiện tốt các nội quy, quy định của trường, lớp, Đội và giáo dục các em theo “5 điều Bác Hồ dạy”.
  • Xây dựng cho các em một số thói quen và hành vi đạo đức: vâng lời ông bà, bố mẹ và những người trên; biết chào hỏi, giao tiếp lịch sự, văn minh; đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, không nói tục, chửi bậy, không gây gổ đánh nhau.
  • Giáo dục các em tham gia giao thông an toàn, xây dựng môi trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn – Thân thiện.

2.1.2. Nhiệm vụ và giải pháp

  • Giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh thông qua các tiết dạy trên lớp.
  • Thái độ, lời nói của giáo viên nhẹ nhàng, động viên khuyến khích học sinh một cách kịp thời.
  • Quan tâm chia sẻ giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
  • Tăng cường “Kỉ cương, tình thương, trách nhiệm” trong giáo dục học sinh. Kiên quyết chống hành vi thô bạo với học sinh.
  • Coi trọng nêu gương tốt, những việc làm tốt của học sinh.
  • Thường xuyên kết hợp với phụ huynh học sinh để cùng giáo dục các em.
  • Kết hợp tốt với mọi lực lượng giáo dục ngoài xã hội để tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh.

2.2. Các môn học và hoạt động giáo dục

2.2.1. Mục tiêu
ĐĂNG KÝ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ TỪNG MÔN HỌC

Môn

Sỉ số

Học kỳ 1

Cả năm

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Tiếng việt

Toán

2.2.2. Nhiệm vụ và giải pháp

  • Thực hiện dạy và học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn và dạy theo đối tượng học sinh.
  • GV thường xuyên chấm, chữa bài cho HS, nhận xét đúng quy định và liên lạc với phụ huynh HS thông qua sổ liên lạc, trao đổi trực tiếp, gọi điện thoại, hay qua cuộc họp phụ huynh HS.
  • Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học sao cho Dạy nhẹ nhàng, kết quả cao, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thực một cách hào hứng, tự tin.
  • Giảng bài:
  • Giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn học sinh chủ động tìm ra kiến thức. Dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh.
  • Luôn luôn tạo không khí vui học, thích học, khích lệ những tiến bộ dù nhỏ nhất của học sinh.
  • Chấm trả bài:
  • Thực hiện tốt chấm trả bài cho học sinh, đảm bảo đánh giá đúng, công bằng chất lượng. Kiên quyết không đánh giá theo cảm tính, chạy theo thành tích.
  • Đánh giá xếp loại học sinh theo đúng thông tư 22/2016 của Bộ GD&ĐT.
  • Đối với học sinh tiếp thu chậm giáo viên cần đưa ra các câu hỏi vừa sức, dạy các kiến thức cơ bản giúp các em đạt chuẩn.

3. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

3.1. Mục tiêu

  • Thực hiện tốt các quy định, kế hoạch của nhà trường, của Đoàn Đội.
  • Tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tiết hoạt động tập thể.

3.2. Nhiệm vụ và giải pháp

  • Xây dựng và thực hiện kế hoạch HĐNGLL theo kế hoạch của nhà trường. Trong tháng 9 dạy an toàn giao thông cho học sinh.
  • Tổ chức tốt tuyên truyền trong học sinh về thực hiện ATGT, quyền và bổn phận trẻ em, đẩy mạnh vòng tay bè bạn.
  • Thực hiện tốt múa hát tập thể sân trường, thể dục nhịp điệu.

4. Thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua; các phương pháp dạy học tích cực …

4.1. Mục tiêu

  • Thực hiện tốt, có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua do các cấp phát động.
  • Vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học.

4.2. Nhiệm vụ và giải pháp

  • Thường xuyên tuyên truyền để học sinh, phụ huynh học sinh hiểu được mục tiêu, nội dung, ý nghĩa của các cuộc vận động, các phong trào thi đua.
  • Kêu gọi, phối hợp với học sinh và phụ huynh học sinh để phối hợp thực hiện sao cho đạt hiệu quả.
  • Vận dụng linh hoạt phương pháp, k
FEATURED TOPIC