Hồ sơ hoàn thuế GTGT 2024: Bí quyết mới nhất

Bạn muốn rút hồ sơ hoàn thuế GTGT nhưng chưa biết cách thực hiện? Đừng lo, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn mẫu đơn xin rút hồ sơ hoàn thuế GTGT mới nhất năm 2024. Hãy cùng Izumi.Edu.VN khám phá chi tiết ngay dưới đây!

3. Mẫu đơn xin rút hồ sơ hoàn thuế GTGT mới nhất 2024

Bạn muốn rút hồ sơ hoàn thuế GTGT thì phải gửi công văn đề nghị rút hồ sơ hoàn thuế. Chúng tôi đã chuẩn bị mẫu đơn xin rút hồ sơ hoàn thuế GTGT mới nhất năm 2024 cho bạn.

TỔNG CỤC THUẾ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỤC THUẾ NAM ĐỊNH
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 530/CT-TTHT Nam Định, ngày 11 tháng 03 năm 2014

V/v: Trả lời chính sách thuế

Kính gửi : Công ty Cổ phần Việt Hưng

MST: 0600334903

Địa chỉ: Địch Lễ 21A – Nam Vân – Nam Định.

Trả lời Công văn số 05/CV-VH ngày 20/02/2014 của Công ty Cổ phần Việt Hưng “V/v: đề nghị giải đáp thắc mắc trong lĩnh vực thuế”. Cục Thuế Nam Định có ý kiến như sau:

Về việc rút hồ sơ đề nghị hoàn thuế:
Tại tiết đ khoản 1 Điều 58 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính, quy định:

“Trường hợp hồ sơ hoàn thuế chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo cho người nộp thuế để hoàn chỉnh hồ sơ.”

Tại tiết c.5 khoản 5 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính cũng quy định:

“- Trường hợp người nộp thuế đã dừng khấu trừ thuế và lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi cơ quan thuế nhưng chưa được hoàn thuế thì cơ quan thuế xét hoàn thuế theo hồ sơ đề nghị hoàn thuế và hồ sơ khai bổ sung theo quy định.”

Căn cứ vào các quy định trên, nếu Doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn thuế và sau khi kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế sẽ thông báo cho Doanh nghiệp để hoàn chỉnh hồ sơ mà không trả lại hồ sơ ban đầu. Trường hợp Doanh nghiệp đã nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế nhưng chưa có quyết định hoàn thuế, nếu phát hiện có sai sót, Doanh nghiệp có thể kê khai bổ sung theo quy định.

Về thời điểm tính phạt:
Tại tiết c khoản 1 Điều 30 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính cũng quy định về xác định ngày đã nộp thuế:

“1. Ngày đã nộp thuế được xác định là ngày:

c) Cơ quan thuế thực hiện bù trừ trong trường hợp người nộp thuế vừa có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa vừa có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ trên Quyết định về việc hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước mẫu số 02/QĐHT ban hành kèm theo Thông tư này.”

Căn cứ vào quy định trên, tiền thuế nợ của Doanh nghiệp tính phạt đến thời điểm cơ quan thuế có quyết định về việc hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước.

Về nghĩa vụ thuế với doanh nghiệp xin tạm nghỉ kinh doanh:
Tại Điều 19 Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 của Bộ Tài chính, quy định về đăng ký thuế và hoàn thành nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước khi tạm ngừng kinh doanh:

“…Trước khi tạm ngừng kinh doanh, tổ chức, cá nhân phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế còn nợ với ngân sách nhà nước.”

Căn cứ vào các quy định trên, trước khi tạm ngừng kinh doanh Doanh nghiệp phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế còn nợ với ngân sách nhà nước.

Về việc kê khai thuế GTGT:
a/ Về kỳ khai thuế:
Tại tiết b khoản 2 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính quy định khai thuế GTGT theo quý:

“… Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 20 tỷ đồng trở xuống.

Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo tháng. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý
…”

b.2) Thời kỳ khai thuế theo quý

Việc thực hiện khai thuế theo quý hay theo tháng được ổn định trọn năm dương lịch và ổn định theo chu kỳ 3 năm. Riêng chu kỳ ổn định đầu tiên được xác định tính kể từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 31/12/2016.

b.3) Cách xác định doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ năm trước liền kề làm điều kiện xác định đối tượng khai thuế giá trị gia tăng theo quý

  • Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là Tổng doanh thu trên các Tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch (bao gồm cả doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng và doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng)…”

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh cả năm 2013, từ tháng 01/2014 mới bắt đầu hoạt động trở lại thì Doanh nghiệp khai thuế GTGT theo tháng, sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.

b/ Về phương pháp tính thuế GTGT:
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng, quy định:

“1. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm:

  • Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này; …”
  1. Doanh thu hàng năm từ một tỷ đồng trở lên làm căn cứ xác định cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều này là doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT và được xác định như sau:

d) Đối với cơ sở kinh doanh tạm nghỉ kinh doanh trong cả năm thì xác định theo doanh thu của năm trước năm tạm nghỉ kinh doanh.”

Căn cứ vào các quy định nêu trên, Doanh nghiệp dựa vào mức doanh thu của năm 2012 để xác định thuộc đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ hay trực tiếp.

Cục Thuế Nam Định trả lời để Doanh nghiệp biết và thực hiện theo đúng các quy định tại văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.

Nơi nhận:

  • Như trên;
  • Tổng cục thuế (để báo cáo);
  • Lãnh đạo Cục (để chỉ đạo);
  • Các phòng: THNVDT, KTNB, KTT1,
    KTT2, KK-KTT;
    -Website Cục thuế;
  • Lưu: VT, TTHT.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
(Đã ký)
Vũ Đình Hồng

FEATURED TOPIC